Khám phá

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm? Lật tẩy bí ẩn đằng sau màn biểu diễn ảo thuật này

Dù biết rằng không hề có phép thuật nhưng phần lớn chúng ta đều không giải thích được vì sao người ta lại nuốt được kiếm. Vậy thủ thuật nào đứng đằng sau màn ảo thuật nuốt kiếm mà người trình diễn đã áp dụng.

5 thiên tài toán học lỗi lạc bậc nhất thế giới, ‘cha đẻ’ những công thức thay đổi lịch sử nhân loại / Cung điện bí ẩn nhất Tử Cấm Thành, cả trăm năm không ai vào, hóa ra lại là 'vận khí của quốc gia'!

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường. Nhà ảo thuật gia kiêm nghệ sĩ ảo thuật trốn thoát nổi tiếng người Mỹ là Harry Houdini (1847-1926) đã viết về nuốt kiếm trong cuốn: "The Miracle Mongers, an Expose".

nuốt kiếm 4

Lật tẩy bí ẩn đằng sau màn biểu diễn ảo thuật nuốt kiếm.

Theo ông Houdini, một số người nuốt kiếm thời đại ông đã nuốt vỏ kiếm kim loại trước buổi biểu diễn. Từ điển bách khoa trực tuyến Encyclopedia Britannica cũng nhắc lại quan điểm này. Trang này định nghĩa nuốt kiếm là một trò ảo thuật và tuyên bố rằng hầu hết nhà ảo thuật chuẩn bị cho buổi biểu diễn bằng việc nuốt một ống kim loại dài khoảng 45-50 cm, rộng khoảng 25mm.

Đúng là có mẹo mới nuốt được kiếm thực sự, nhưng nó không liên quan đến ảo giác hoặc những ống kim loại được nuốt trước giờ biểu diễn. Thay vào đó, nó liên quan nhiều đến việc chuẩn bị về thể chất và tâm lý. Với một số nhà ảo thuật, học nuốt kiếm có thể mất nhiều năm ròng.

Hành động nuốt kiếm là sự tương tác giữa hai vật thể cơ bản khác nhau - đường tiêu hóa trên (GI) của con người và một thanh kiếm. Đường tiêu hóa trên là một loạt các cơ quan sống được kết nối với nhau bao gồm cổ họng, thực quản và dạ dày. Đường GI tương đối mềm và có vài khúc cong có thể thay đổi nếu cơ thể thật sự được thư giãn, thả lỏng.

nuốt kiếm 0

Trong khi đó, thanh kiếm lại cứng và vô hồn. Mặc dù một số người nuốt kiếm có thể nuốt một lưỡi dao gợn sóng và một số người kết hợp sử dụng thanh kiếm cong trong màn biểu diễn nhưng hầu hết kiếm được nuốt đều thẳng. Mặc dù kiếm được nuốt thường là không có cạnh sắc, song nó vẫn có khả năng đâm thủng hoặc nạo đường tiêu hoá trên.

 

Vậy làm sao một người có thể nuốt được một thanh kiếm?

Đường tiêu hoá trên của con người được tạo thành từ hai dạng mô cơ – cơ trơn và cơ xương – và một lớp bôi trơn gọi là niêm mạc. Nói chung, chuyển động của cơ xương là có chủ tâm – bạn có kiềm chế được. Khi bạn nói, gõ, chớp mắt và chuyển động, bạn sử dụng cơ xương. Trong khi đó, chuyển động của cơ trơn nói chung là ngược lại, không điều kiện. Cơ trơn chịu trách nhiệm cho các hành vi như sự giãn nở của mạch máu và sự chuyển động của thức ăn trong quá trình tiêu hoá. Nhiều hoạt động của cơ thể chúng ta, bao gồm thở và ăn, đòi hỏi sự tham gia của cả cơ xương và cơ trơn.

Các phần của đường tiêu hoá được làm bằng cơ xương bao gồm: miệng, hầu họng và phần trên của thực quản của bạn (kết nối cổ họng và dạ dày. Đây là những phần của đường tiêu hoá trên mà bạn có ý thức kiểm soát được. Khi bạn buốt, bạn có ý thức sử dụng lưỡi để đẩy thức ăn về phía yết hầu. Thanh quản sau đó di chuyển lên trên và một vòng cơ được gọi là cơ vòng thực quản giãn ra. Điều này cho phép thức ăn (đã được nhai kỹ) di chuyển vào trong cuống họng. Một vạt cơ gọi là nắp thanh quản đậy lại trong suốt quá trình này nên thức ăn không di chuyển vào phổi được.

nuốt kiếm 3

Những hành động của phần còn lại của đường thanh quản là không điều kiện. Khi thức ăn đến phần cuống họng được "xếp hàng" với cơ trơn, một quá trình tự động gọi là nhu động tiếp quản từ đây. Vòng mô cơ ngay trên thức ăn được chuyển thành dạng bột nhuyễn tròn (bolus) ép lại với nhau, buộc viên thức ăn di chuyển xuống dạ dày.

 

Cả quá trình này diễn ra rất gần với các cơ quan khác trong cơ thể bạn, gồm: khí quản, tim, động mạch chủ (vận chuyển máu từ tim đi khắp cơ thể), tĩnh mạch chủ (vận chuyển máu trở lại tim), cơ hoành – (dẹt, rộng ngăn giữa lồng ngực và ổ bụng di chuyển lên xuống cho phép bạn thở).

Một số cấu trúc quan trọng khác như mạch máu và các hạch bạch huyết cũng bao quanh cổ họng, thực quản và dạ dày. Đây là những cấu trúc mà thanh kiếm đi qua khi được nuốt vào trong.

nuốt kiếm 2

Nuốt kiếm so với nuốt thức ăn có khác nhau không ? Tại sao nuốt kiếm là một hành vi cực kỳ nguy hiểm?

Để có thể nuốt thanh kiếm, người nghệ sĩ cần phải thực sự thư giãn phần đường tiêu hóa trên (GI). Sau đó, họ sẽ ngửa đầu ra sau, kéo dài cổ sao cho miệng, thực quản thẳng hàng, lúc này phần họng, cuống họng cũng được duỗi ra. Tiếp đến, người biểu diễn đẩy lưỡi khỏi đường đi của kiếm và thư giãn họng tối đa. Việc sắp xếp sao cho cây kiếm song song với đường tiêu hóa trên và dần đưa kiếm đi qua miệng, cổ họng, họng, cơ vòng thực quản trên, và vào thực quản là cực kỳ cẩn trọng với sự rủi ro cao.

 

Nước bọt tiết ra ngay khi thanh kiếm được đưa vào miệng, chất dịch này cũng giúp bôi trơn đường đi của cây kiếm. Một số người còn sử dụng dầu thực vật để giúp thanh kiếm di chuyển mượt mà hơn trong cơ thể. Trên đường đi, thanh kiếm sẽ làm thẳng những khúc cong của thực quản để dần xuống tới dạ dày.

nuốt kiếm 1

Màn biểu diễn yêu cầu sự tập trung cao độ cùng hành động chính xác tới từng mm, bởi chỉ cần mất tập trung chút thôi, thanh kiếm có thể đi lệch làm rách hoặc thủng đường tiêu hóa. Mặc dù có thể tập luyện nhiều lần nhưng đây thật sự là 1 màn trình diễn vô cùng nguy hiểm bởi không ai có thể dám chắc được việc 1 tay biểu diễn lão làng không bị phân tâm hoặc làm sai trong lần biểu diễn tiếp theo. Và sự cố tai nạn trong biểu diễn là điều mà không ai muốn.

Cũng như các màn biểu diễn nghệ thuật nguy hiểm khác như thở ra lửa, chặt đầu, đi qua thuỷ tinh, không có cách nào thực sự làm cho nuốt kiếm an toàn hơn. Cho nên, chúng tôi khuyến cáo bạn không nên tập nuốt kiếm hay bất kỳ vật thể lạ nào có thể đe doạ đến tính mạng bản thân.

- Video: Kho báu rơi ra từ “tàu ma” 5.000 năm tuổi. Nguồn: Báo Người lao động.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm