Tấm bia đá ở Tứ Xuyên tiết lộ bí mật của mãnh hổ tướng Trương Phi
Tam quốc diễn nghĩa: Tướng Tào Ngụy duy nhất từng suýt đánh bại Triệu Tử Long / Tam Quốc: Triệu Vân phóng hỏa gây hại cho Gia Cát Lượng nhưng lại cứu Thục Quốc khỏi sự diệt vong
Trương Phi, là một mãnh tướng nổi tiếng thời Tam Quốc. Vào năm 208 sau Công nguyên, khi Lưu Bị thất bại rút quân ở trận đánh Trường Bản với Tào Tháo, nhờ có Trương Phi dẫn 20 kỵ binh chặn hậu ngăn cản quân Tào, Lưu Bị mới may mắn thoát nạn.
Thời Tam quốc có Trần Thọ, Trình Dục, Châu Du, Quách Gia và một số người khác từng đánh giá Trương Phi là “vạn nhân địch”. Trong đó, Trần Thọ còn cho rằng tính cách của Trương Phi là “ Bạo nhi vô ơn”, ý chỉ khuyết điểm trong tính cách của ông là quá thô bạo, tàn nhẫn. Cũng có người nói rằng 4 từ này không phải mô tả tính cách của Trương Phi, mà hình dung phong cách quản quân của ông vô cùng nghiêm khắc. Bởi vậy mà theo ghi chép lịch sử, ông bị thuộc hạ hãm hại mà chết.
Có thể nói, vị Trương Phi nổi tiếng này luôn xuất hiện trong hình ảnh của một mãnh tướng, không hề có chút liên quan tới mặt phong cách văn nhân nho nhã nào. Tuy nhiên, một tấm bia đá được phát hiện ở Tứ Xuyên, được cho là bút tích của Trương Phi, đã hé lộ cho người đời sau ngỡ ngàngvề một bộ mặt khác của ông. Hóa ra, Trương Phi không chỉ giỏi võ, mà còn giỏi văn, được coi là văn võ song toàn!
Ảnh minh họa.
Năm 218, Lưu Bị và Tào Tháo tranh giành hán trung. Tào Tháo đã ra lệnh cho Trương Cáp dẫn quân xâm lược ở Ba Châu. Lưu Bị đã ra lệnh cho Trương Phi lãnh đạo quân sĩ đến Mạnh Đầu nghênh chiến. (tức là Ba Mạnh Sơn, hiện thuộc quận Tứ Xuyên).
Trận chiến này Trương Phi giành chiến thắng, khiến danh tướng Trương Cáp tháo chạy. Ông vô cùng vui mừng, lấy giáo làm bút, lấy bia làm giấy, để lại một đoạn chữ trên núi Ba Mãnh ( sau này người đời gọi là Ba Mãnh sơn minh, dân gian còn có cách gọi khác là Hằng hậu bia, hoặc Lập mã minh).
Do có niên đại khá lâu, bút tích gốc của Trương Phi đã dần biến mất. Tới thời nhà Thanh, các văn nhân đã bắt chước bút tích của Trương Phi để tái hiện lại một tấm bia mới. Và trong một quãng thời gian đặc biệt, tấm bia này đã bị phá vỡ và chôn vùi dưới lòng đất. Tuy nhiên, theo ghi nhận của nhiều chuyên gia, đoạn văn tự làm lại này còn cách rất xa bút tích thực của Trương Phi.
Vậy, bút tích của Trương Phi được đánh giá thế nào? Hãy cùng xem nhận xét của những danh nhân trong lịch sử.
Nhà văn Đào Hoằng Cảnh thời Nam Lương (triều đại thứ 3 dưới thời Nam Bắc, năm 502-557) trong cuốn “Đao kiếm lục” đã từng nhắc tới tấm bia này. Ông khẳng định rằng đây là bút tích do đích thân Trương Phi khắc trên đá. Ông cho rằng đây là một bức thư pháp tràn đầy sức sống, vừa thể hiện sự mãnh mẽ vừa có nét uyển chuyển nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm, có thể coi là một kiệt tác. Đao lục kiếm được coi là một trong những ghi chép có sớm nhất nhắc tới tài thư pháp của Trương Phi.
Đại danh họa nổi tiếng thời Nguyên là Ngô Chấn, với tài thư pháp siêu phàm, đã nói về Lập mã minh của Trương Phi bằng một đoạn thơ ngắn. Đoạn thơ thể hiện sự nể phục và ngưỡng mộ của ông về tài văn võ song toàn của Trương Phi, thậm chí ông cho rằng còn vượt qua cả tài năng của hai nhà thư pháp nổi tiếng thời Tam Quốc là Chung Dao và Hoàng Tượng 。
Dương Thận, một trong ba tài tử nổi tiếng thời nhà Minh, cũng đã từng đề cập tới tấm bia này. Ông xác nhận đây là bút tích thật của Trương Phi, tuy nhiên, Dương Thận lại gọi đây là “Tập đấu danh”,nghĩa là bia tập của Trương Phi.
Có thể nói, bạo tướng nổi tiếng trong lịch sử này thật đáng ngạc nhiên lại là một nhà thư pháp siêu hạng. Ngay cả khi đánh giá của các danh nhân có phần cường điệu, thì khả năng thư pháp của Trương Phi về cơ bản là không thể phủ nhận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mỏ vàng trị giá 70 nghìn tỷ được phát hiện sát Việt Nam, người dân xung quanh lại lo ngại, vì sao?
Cây quý nhất thế giới nằm ở Chiết Giang, đây là cây duy nhất trên thế giới và được canh gác 365 ngày một năm
Tại sao trước khi Gia Cát Lượng chết lại hét lên: 'Bàng Đức Công cứu tôi'?
Đây là vị tướng duy nhất được Lưu Bị bí mật thăng chức trước khi qua đời, giúp nhà Thục tồn tại thêm 20 năm
Chân dung nữ tướng tuyệt sắc một mình đối đầu 8 anh hùng Lương Sơn Bạc, hạ cả Lâm Xung
Bí mật gây 'sốc' về Cương Thi không phải ai cũng biết: Bất ngờ thân thế thật sự và cách diệt trừ