Khám phá

Tần Thủy Hoàng có tên là Doanh Chính, tại sao 2 người con trai của ông là Phù Tô và Hồ Hợi đều không mang họ Doanh?

Không lẽ, hai người con trai của Tần Thủy Hoàng không mang họ của cha.

Tại sao khi Tần Thủy Hoàng vừa chết, xung quanh thi thể lại bị treo đầy bào ngư bốc mùi hôi thối? / Màn đổi đời ngoạn mục của cung nữ nhà Tống: Chấp nhận làm con cờ cung đấu để rồi trở thành phi tần sống thọ nhất của Tống Nhân Tông

Tần Thủy Hoàng, tên huý là Chính, họ Doanh, thị Triệu, là vị vua thứ 36 của nước Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc vào năm 221 TCN.

Về vấn đề tại sao 2 người con trai của Tần Thủy Hoàng đề không mang họ Doanh như cha, thực ra nghe có vẻ khó hiểu nhưng lại có cách lý giải cụ thể khá đơn giản.

Tần Thủy Hoàng có tên là Doanh Chính, tại sao 2 người con trai của ông là Phù Tô và Hồ Hợi đều không mang họ Doanh? - Ảnh 1.
Ảnh minh họa.

Thứ nhất, gọi Tần Thủy Hoàng là Doanh Chính là một cách gọi sai vào thời đại Tiên Tần

Chúng ta luôn thuận miệng gọi Tần Thủy Hoàng là Doanh Chính Tần Vương, thực ra đây là một cách gọi không đúng.

Tại sao lại như vậy?

"Doanh" là họ của vua Tần Thủy Hoàng, "Chính" là tên của ông, trong thời đại ngày nay, họ tên đương nhiên gọi là "Doanh Chính".

Tuy nhiên, thời Tiên Tần tên họ của mỗi người không được gọi như vậy. Thời Tiên Tần không gọi một người bằng họ tên. Trong tình huống thông thường sẽ là thị tên. (Thời xưa phân biệt họ (姓) có nguồn mẫu hệ - dòng dõi của bên mẹ và (thị) 氏 có nguồn phụ hệ - dòng dõi người cha)

 

Họ và thị ngày nay không còn tách biệt nữa mà gọi chung là họ. Nhưng vào thời Tiên Tần có sự phân biệt rất rõ ràng.

Sự khác biệt giữa hai điều này tương đương với sự khác biệt giữa một gia tộc lớn và một gia tộc nhỏ.

Ví dụ như họ Doanh, không chỉ có nước Tần có họ Doanh mà nước Triệu cũng có họ Doanh, hai nước có chung một tổ tiên nhưng có lẽ chúng ta chưa từng nghe đến một ông vua nào của nước Triệu được gọi là "Doanh XX", nguyên nhân là bởi họ thời đó không được dùng để xưng hô.

Tần Thủy Hoàng có tên là Doanh Chính, tại sao 2 người con trai của ông là Phù Tô và Hồ Hợi đều không mang họ Doanh? - Ảnh 2.

Thứ hai, không gọi là "Doanh Chính" thì sẽ gọi là gì?

Không gọi Tần Thủy Hoàng là Doanh Chính thì nên gọi ông bằng cái tên nào đây?

 

Trong "Sử ký" có nói rằng, sau khi Tần Thủy Hoàng được sinh ra, lấy Thị là Triệu, gọi là Triệu Chính. Vậy cách gọi Triệu Chính có đúng hay không?

Cách gọi này đúng mà cũng không đúng.

Việc nghiên cứu dòng họ thời Tiên Tần vô cùng phức tạp. Dưới đây là một ví dụ sơ bộ.

Phía trước tên không thêm "Thị" trong các tình huống sau:

Tình huống thứ nhất, các ông vua thường lấy tên nước chứ không lấy Thị. Một khi lên làm vua một nước, sẽ không dùng "Thị" trước đây nữa, mà đổi thành tên của đất nước.

 

Ví dụ trước đây Tần Thủy Hoàng được gọi là Triệu Chính, nhưng sau khi lên làm Tần vương thì không thể gọi ông là Triệu Chính nữa, mà gọi là "Tần Vương Chính" hoặc là "Tần Chính".

Tình huống thứ hai, Công tử được gọi theo tên nước thay vì Thị. Công tử chính là con trai của vua, cũng không thêm họ mà thêm tên nước.

Tình huống thứ ba, Công tôn cũng được gọi theo tên nước thay vì Thị. Công tôn chính là con trai của Công tử, cũng không thêm họ mà thêm tên nước như Công Tử.

Như vậy, sẽ có thời điểm không thể gọi Tần Thủy Hoàng là "Triệu Chính".

Khi Tần Thủy Hoàng được sinh ra, ông cố của ông là Tần Chiêu Vương, ông nội An Quốc quân là Thái tử, chính là "Công tử", còn cha là Doanh Tử Sở là con trai của An Quốc quân, chính là "Công tôn".

 

Tần Thủy Hoàng có tên là Doanh Chính, tại sao 2 người con trai của ông là Phù Tô và Hồ Hợi đều không mang họ Doanh? - Ảnh 3.
Chân dung Tần Thủy Hoàng.

Tần Vương, Công tử, Công tôn đều không thêm "Thị" trước tên của mình. Khi Tần Thủy Hoàng vừa mới ra đời, thì ông là đời thứ tư, không thuộc vào hàng ngũ "Vua", "Công tử", "Công tôn", vì vậy có thể có "Thị", lấy "Triệu" làm Thị của mình, gọi là Triệu Chính.

Tuy nhiên, cách gọi tên cũng sẽ thay đổi theo thân phận của ông.

Sau khi trở thành "Công tôn", "Công tử", thì không thể dùng Thị "Triệu" nữa, mà nên gọi là "Công Tôn Chính", "Công Tử Chính", hoặc là thêm một chữ "Tần", sẽ thành "Tần Công Tử Chính", "Tần Công Tôn Chính". Sau khi trở thành vua một nước thì gọi là "Tần Vương Chính".

Thứ ba, Phù Tô và Hồ Hợi đều là tên, không có Thị

Phù Tô và Hồ Hợi đều là con trai của vua Tần Thủy Hoàng. Phù Tô không phải họ "Phù" tên "Tô", Hồ Hợi cũng không phải họ "Hồ" tên "Hợi". Phù Tô và Hồ Hợi đều là tên chứ không liên quan đến họ.

 

Có người gọi Phù Tô là "Doanh Phù Tô", gọi Hồ Hợi là "Doanh Hồ Hợi", là chưa đúng.

Phù Tô và Hồ Hợi đều là Hoàng tử, nhưng dựa theo truyền thống thì vẫn gọi là "Công tử". Bởi vì, cách gọi chính xác của Phù Tô là "Công Tử Phù Tô" hoặc "Tần Công Tử Phù Tô", và cách gọi chính xác của Hồ Hợi là "Công Tử Hồ Hợi" hoặc "Tần Công Tử Hồ Hợi".

Chính bởi cách gọi này mà trong tên của 2 người con Tần Thủy Hoàng không có sự xuất hiện của họ Doanh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm