Tào Tháo 'phán' người nào là võ tướng mạnh nhất Tam Quốc
Bức thư khiếu nại bán hàng 4.000 năm tuổi / Cuộc khảo sát quy mô lớn xóa bỏ định kiến cổ xưa cho rằng “đàn ông săn bắt, phụ nữ hái lượm”
Thời Tam Quốc có rất nhiều võ tướng dũng mãnh nhưng theo như cách nhìn của Tào Tháo thì chỉ có 1 người. Vậy người đó là ai? Trang Tri thức & Cuộc sống năm 2024 đã có bài viết nhan đề: "Tào Tháo 'phán' người nào là võ tướng mạnh nhất Tam Quốc?" sẽ giải đáp được câu hỏi này. Nội dung bài báo như sau:
Ảnh minh họa.
Tào Tháo (155 - 220) là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất thời Tam Quốc. Ông nổi tiếng là người lắm mưu nhiều kế, nh.am hi.ểm, đa nghi q.uỷ q.uyệt. Thêm nữa, Tào Tháo rất giỏi nhìn người nên đã chiêu mộ được nhiều nhân tài giúp xây dựng nền móng vững chắc cho nhà Tào Ngụy.
Tào Tháo cùng với Lưu Bị và Tôn Quyền đã tạo nên thế kiềng 3 chân nổi tiếng thời Tam quốc. Là người nắm trong tay quyền lực lớn, cuộc đời của Tào Tháo thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Trong số này có việc nhiều người tò mò Tào Tháo đ.ánh giá ai là võ tướng mạnh nhất thời Tam Quốc. Theo các nhà nghiên c.ứu, lúc sinh thời, Tào Tháo từng đ.ánh giá võ tướng mạnh thời bấy giờ là Quan Vũ.
Cụ thể, Tào Tháo đ.ánh giá cao tài năng của võ tướng Quan Vũ - một trong ngũ hổ tướng của nhà Thục Hán. Với võ nghệ xuất chúng, dũng mãnh, g.an dạ và hết mực trung thành với Lưu Bị, Quan Vũ đã đ.ánh b.ại và ti.êu di.ệt được nhiều k.ẻ th.ù mạnh như Hoa Hùng, Nhan Lương...
Vì ngưỡng mộ tài năng và con người Quan Vũ nên Tào Tháo đối xử hậu đãi với võ tướng này. Trong số này có việc Tào Tháo tha ch.ết cho Trương Liêu vì Quan Vũ cầu xin. Sự việc trên xảy ra vào năm 198. Khi ấy, sau khi đ.ánh b.ại và gi.ết ch.ết Lã Bố tại Hạ Bì, lực lượng của Tào Tháo bắt được Trương Liêu. Ngay khi Tào Tháo chuẩn bị ra lệnh gi.ết ch.ết Trương Liêu, Quan Vũ nổi tiếng cao ngạo đã lên tiếng cầu xin tha ch.ết cho người này.
Nể tình Quan Vũ lên tiếng nên Tào Tháo tha ch.ết cho Trương Liêu. Sau đó, Trương Liêu đầu hàng Tào Tháo và xin phục vụ dưới trướng mãnh tướng này. Sau khi đầu quân cho nhà Tào Ngụy, Trương Liêu đã lập được nhiều công lao hiển hách.
Năm 200, Tào Tháo thống lĩnh đại quân tiến đ.ánh Từ Châu khiến lực lượng của Lưu Bị bị đ.ánh b.ại phải tháo chạy tan tác. Lưu Bị khi đó bỏ chạy sang Hà Bắc để nương nhờ Viên Thiệu, Trương Phi trốn về Nhữ Nam. Khi ấy, Quan Vũ bảo vệ gia quyến của Lưu Bị nên buộc phải đầu hàng Tào Tháo.
Dù đầu hàng nhưng Quan Vũ dám ra điều kiện với Tào Tháo, gọi là "ước pháp tam chương", nhấn mạnh chỉ hàng Hán, không hàng Tào, và nếu biết tin Lưu Bị ở đâu thì sẽ đi tìm ngay. Tào Tháo chấp nhận những điều kiện đó, thậm chí tặng vàng bạc, mỹ nhân, chức quan lớn để chiêu mộ Quan Vũ làm việc cho mình.
Ngay cả khi được Tào Tháo đối xử tốt như vậy, Quan Vũ vẫn một lòng trung thành với Lưu Bị và nhà Thục. Sau nghe tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu, Quan Vũ quyết định rời khỏi Tào Tháo. Vì muốn giữ chân Quan Vũ, Tào Tháo đã không cấp giấy qua ải. Do đó, Quan Vũ đã qua 5 ải ch.ém 6 tướng của Tào Tháo để trở về bên cạnh Lưu Bị.
Dù mất nhiều tướng tài nhưng Tào Tháo càng ngưỡng mộ tài năng và phẩm chất của Quan Vũ. Tào Tháo càng tôn trọng Quan Vũ hơn khi biết mãnh tướng này dẫn quân đ.ánh tan 7 đạo quân Ngụy ở Phàn Thành vào năm 219 chủ yếu dựa vào mưa lũ.
Sau chiến thắng này, Quan Vũ dẫn quân thừa thắng xông lên san phẳng Phàn Thành và đ.ánh tới kinh đô để nhằm bắt Tào Tháo. Trong tình huống đó, Tào Tháo khá lo lắng, hoảng sợ, thậm chí có ý định dời đô và đưa Hán Hiến Đế ra khỏi Hứa Xương vì không dám đối đầu với mãnh tướng mạnh nhất thời Tam quốc.
Tiếp đến, báo Người Đưa Tin cũng có bài viết nói về các mãnh tướng thời Tam Quốc với nhan đề: "Top 8 mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc: Quan Vũ chỉ đứng thứ 6, Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu đều bị loại". Nội dung cụ thể như sau:
Theo Tam quốc diễn nghĩa, bảng xếp hạng những mãnh tướng mạnh nhất gồm có: Lã Bố, Triệu Vân, Điển Vi, Quan Vũ, Mã Siêu và Trương Phi. Tuy nhiên, trong Tam quốc chí do sử gia Trần Thọ biên soạn, danh sách này có nhiều thay đổi bất ngờ. Đó làtheo xếp hạng trong Tam Quốc Chí, top 8 vị tướng hàng đầu không hề có tên của Lã Bố, Triệu Vân, Mã Siêu.Thậm chí, Quan Vũ là một trong số những danh tướng nổi tiếng nhất thời Tam Quốc cũng chỉ được xếp thứ 6.
Vậy những nhân vật nào được sử gia Trần Thọ trong Tam quốc chí đưa vào bảng danh sách 8 mãnh tướng hàng đầu của Tam Quốc?
Lã Bố, Triệu Vân và Mã Siêu không lọt danh sách 8 mãnh tướng mạnh nhất
Trong Tam quốc diễn nghĩa, Triệu Vân được miêu tả rất chi tiết cả về sức mạnh và lòng trung thành. Thế nhưng, trên thực tế, trong Tam quốc chí hay các tài liệu sử chính thức khác có rất ít ghi chép về Triệu Vân. Tiểu sử của Triệu Vân truyện được chép trong quyển 6 của Thục thư (Sách về thời nhà Thục Hán) bao gồm gồm Quan Trương Mã Hoàng Triệu truyện.
Thành tựu lớn nhất của vị tướng họ Triệu là 2 lần c.ứu Ấu chúa Lưu Thiện. Lần thứ nhất là khi Tào Tháo đ.ánh chiếm Kinh Châu vào năm 208. Triệu Vân xông pha trận mạc, c.ứu mẹ con Cam phu nhân và con trai vào thời điểm nguy nan. Nhưng, khi đó,quân của Tào Tháo không có nhiều người, do đó, Triệu Vân mới có cơ hội phá vòng vây để thoát ra ngoài.
Về phần Lã Bố, Mã Siêu sở dĩ họ không được các sử gia xếp hạng vào top 8 mãnh tướng mạnh nhất thời Tam Quốc là bởi hai vị này không thuộc thời đại này. Thời đại Tam Quốc thực sự được hình thành kể từ sau trận Xích Bích. Từ đây có thể thấy,Đổng Trác, Tôn Kiên, Tôn Sách, Nhan Lương, Diêm Hành, Văn Xú, Công Tôn Toản, Lã Bố, Điển Vi hay Mã Siêu là những tướng lĩnh thuộc thời nhà Hán.Do đó, họ không thể được xếp vào bảng danh sách kể trên.
Top 8 mãnh tướng mạnh nhất của Tam QuốcTheo Tam quốc chí, Tào Chương tự Tử Văn, là con trai thứ hai của Ngụy Vũ vương Tào Tháo và Biện phu nhân, em cùng mẹ của Ngụy Văn Đế Tào Phi. Trong số những người con của Tào Tháo,Tào Chương là người có năng lực quân sự và võ nghệ giỏi nhất.Ông là người có sức khỏe hơn người, có thể tay không đ.ánh được mãnh thú. Xét về sức mạnh, Tào Chương có thể sánh với Hứa Chử, Điển Vi, nếu đấu với 2 người này, khó có thể nói ai thắng ai thua. Do đó, Tào Chương được tạm xếp hạng 1 trong bảng danh sách này.
2. Trương LiêuTheo Tam quốc chí, Trương Liêu tự là Văn Viễn, là danh tướng phục vụ chính quyền nhà Tào Ngụy vào thời Tam Quốc. Trong số các võ tướng hàng đầu của Tào Tháo, Trương Liêu là người được Quan Vũ coi trọng, khiến Tôn Quyền và Đông Ngô kh.iếp vía khi nghe thấy tên.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa, nhân vật Trương Liêu xuất hiện từ hồi 11 đến hồi 86, được mô tả tương đối sát thực với chính sử. Sự dũng mãnh và danh tiếng của Trương Liêu trong trận bảo vệ Hợp Phì cũng được mô tả đậm nét, đặc biệt là uy danh của ông làm kinh động người Đông Ngô. La Quán Trung cũng nhắc tới tình tiết:"Trẻ con ở Đông Ngô nghe nhắc tên Trương Liêu ban đêm không dám khóc".
Sở dĩTrương Liêu được xếp hạng 2 là bởi Tào Tháo đ.ánh giá thực lực của ông cao hơn Quan Vũ.Tào Tháo cho rằng chiến công của Trương Liêu trong việc chặt đầu Đạp Đốn lớn hơn nhiều so với việc Quan Vũ gi.ết Nhan Lương.
3. Hứa ChửHứa Chử, tên tự là Trọng Khang, là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo, nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chúa.
Theo Tam quốc chí, Hứa Chử bình sinh có sức vóc hơn người, tinh thần gan dạ ít ai theo kịp. Cuối thời Đông hán, thiên hạ đại loạn, tình trạng cướp bóc nổi lên khắp nơi. Hứa Chử quyết định đứng lên chống giặc cướp. Nhờ sức mạnh hơn người nên ông đ.ánh đẹp hết các đợt tấn công của quân địch.
Tuy nhiên, lương thực và vũ khí không đủ, ông đành tìm cách cầu hòa, đổi trâu lấy lương thực.
Khi quân giặc đến lấy trâu,một mình Hứa Chử cầm đuôi trâu kéo hơn 100 bước, khiến gi.ặc cư.ớp ki.nh h.ãi.Danh tiếng Hứa Chử từ đó vang dội khắp nơi.
4. Bàng ĐứcBàng Đức, tự là Lệnh Minh là viên võ tướng Tây Lương (phục vụ dưới trướng của Mã Đằng, Mã Siêu) và sau đó là tướng của phe Tào Ngụy cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc. Ông nổi danh trong việc tham gia hai trận chiến lớn trong thời Tam quốc là trận Đồng Quan (211) và trận chiến tại Phàn Thành (219).
Trong trận chiến Đồng Quan, Bàng Đức luôn là viên tướng dũng mãnh của quân Tây Lương, ông luôn là người xung phong đi đầu trong các trận đ.ánh và là viên tướng chủ lực của quân Tây Lương. Tam Quốc diễn nghĩa cho biết chính ông là người đã hiến kế cho Mã Siêu chiếm thành Trường An.
Theo Tam quốc chí, trong trận Phàn Thành,Bàng Đức thân chinh giao chiến cùng với Quan Vũ, ông bị Quan Vũ đ.ánh, trong lúc nguy cấp, được Nhạc Tiến bắn yểm trợ, Quan Vũ bị trúng tên.
5. Trương PhiTrương Phi, tự Ích Đức, là danh tướng nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình giàu có, làm nghề bán rư.ợu, thân hình to lớn, dung mạo oai phong, được học hành cả võ nghệ lẫn sách vở. Lịch sử chép rằng Trương Phi là một vị tướng quân văn võ song toàn. Về tính cách, Tam quốc chí và một vài tư liệu chính sử ghi lại rằng Trương Phi"chuyện nhỏ thô lỗ, trong thô có tinh, đại sự có kế, mưu lược hơn người".
Theo trang Qulishi, chiến công hiển hách nhất của Trương Phi có lẽ là lần ông dùng một tiếng thét dọa lui quân Tào ở cầu Trường Bản. Khi đó, Trương Phi một mình một ngựa đứng trên cầu hét lớn:"Ta là Trương Dực Đức, người nước Yên. Ai dám cùng ta quyết trận sinh tử". Nhờ chiến công này, Trương Phi đã được các sử gia xếp thứ hạng cao hơn Quan Vũ.
6. Quan VũQuan Vũ hay Quan Công, tự Vân Trường, là một vị tướng nổi tiếng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc. Quan Vũ được các sử gia đ.ánh giá là vị tướng có tài năng, võ nghệ dũng mãnh, được nhận xét là"sức địch vạn người, hổ thần một thời, có phong độ quốc sĩ", "có tài và có nghề".
Chiến tích đột kích, ch.ém Nhan Lương giữa hàng vạn quân cho thấy Quan Vũ là người có võ nghệ rất cao cường.Dương Hí bình luận rằng:
"Quan, Trương hùng dũng, xuất thân giúp đời, dìu dắt vương sư, mạnh mẽ oai hùng, che trở cho tả hữu, chuyển thân bay bổng như điện chớp. Vượt gian nan giúp chúa thành đại nghiệp, công tích ngang Hàn, Cảnh, thanh danh đức độ kề nhau. Đối với người không kể lễ, xét rõ được kẻ gian, thương nỗi coi nhẹ điều lo nghĩ mà vì nước bỏ mình."
7. Thái Sử TừThái Sử Từ là tướng cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc. Thái Sử Từ nhờ sở hữu võ lực xuất chúng nên nhanh chóng nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của Tôn Sách.
Chiến tích nổi bật nhất trong cuộc đời của nhân vật này chính là trận đại chiến ba trăm hiệp giữa ông và Tiểu bá vương võ lực xuất chúng Tôn Sách bất phân thắng bại.Từ đó có thể thấy giá trị võ lực không thể coi thường của nhân vật này.
8. Cam NinhCam Ninh, tự là Hưng Bá, là tướng nhà Đông Ngô thời Tam Quốc. Từ trẻ, Cam Ninh là người có sức vóc, thích giao du làm điều nghĩa hiệp.
Luận về chiến tích, Cam Ninh vốn không hề thua kém Thái Sử Từ.Ông nổi danh với tài bắn tên siêu phàm, từng dùng một m.ũi t.ên để đoạt mạng đại tướng dưới quyền Tôn Sách là Lăng Thao.Sau đó, ông cùng con trai của Lăng Thao đại chiến hơn 50 hiệp vẫn bất phân thắng bại.
Trong trận đại chiến Xích Bích, chiến tích của Cam Ninh cũng vô cùng xuất sắc, thậm chí còn có ý kiến cho rằng công lao của ông còn lấn át cả oai phong của lão tướng Hoàng Cái.
Sau này, Cam Ninh gi.ết ch.ết đại tướng Sái Trung, Mã Diên và Trương Khải của quân Tào. Tên tuổi của Cam Ninh khi ấy đã khiến cho các tướng lĩnh khác trong trận doanh của Tào Tháo đều sợ t.ái mặ.t, thậm chí còn cố ý tránh giao chiến với ông khi ra chiến trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn