Thảm cảnh của rừng Amazon giữa đại dịch Covid-19
Sông băng có thể hấp thụ carbon dioxide từ khí quyển gấp 40 lần so với rừng Amazon / Chuyện kỳ lạ về khúc sông Amazon... sôi sùng sục
Theo dữ liệu chính thức của Viện nghiên cứu vũ trụ quốc gia Brazil (INPE), khu vực rừng bị phá hủy ở Amazon ở Brazil vào tháng 4/2020 cao hơn 64% so với tháng 4/2019.
Hệ thống giám sát tình trạng chặt phá rừng của INPE ghi nhận 1.202 km vuông rừng đã bị cắt giảm, đốt cháy và xắt nhỏ xuống ở khu vực Amazon của Brazil từ 1 - 30 tháng 4 năm 2020, gia tăng 55% với cùng kỳ năm ngoái.
Sự gia tăng của nạn phá rừng đã được dự báo trước. Tuy nhiên, một số người đã hy vọng tỷ lệ phá rừng có thể giảm do đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhưng thực tế, có vẻ như điều ngược lại đang xảy ra. Những tác nhân liên quan đến vấn đề tuần tra các khu vực khu rừng mưa nhiệt đới và khó khăn kinh tế hơn ở khu vực nông thôn, sự bùng phát của Covid-19 đang diễn ra chỉ làm bùng lên ngọn lửa chặt phá rừng bất hợp pháp.
"Các cơ quan chính phủ đang cách ly, dân số đang cách ly, những người tốt đang cách ly nhưng tội phạm thì không, vì vậy họ đang tận dụng động lực này để tăng cường hoạt động", André Guimarães, người đứng đầu Viện nghiên cứu môi trường Amazon, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ việc bảo tồn rừng nhiệt đới, cho biết.
Sự gia tăng mạnh nhất của nạn phá rừng xảy ra ở Amazon, Brazil là giữa năm 1991 và 2003. Trong khi tốc độ phá hủy rừng nhiệt đới hiện không như mức kỷ lục vào đầu những năm 2000 nhưng gần đây đã có những dấu hiệu phức tạp trở lại.
Nhiều nhà bảo vệ môi trường đã đổ lỗi cho sự phá rừng gia tăng gần đây đối với chính quyền dân túy của Tổng thống Jair Bolsonaro đã liên tục làm suy yếu các biện pháp bảo vệ môi trường.
Mới đây, ông Bolsonaro yêu cầu các lực lượng vũ trang vào khu vực Amazon để dập tắt đám cháy và chuẩn bị cho mùa khô sẽ bắt đầu vào khoảng tháng 6. Bất chấp các biện pháp này, các nhà môi trường vẫn tỏ ra nghi ngờ.
"Thật không may, có vẻ như những gì chúng ta có thể mong đợi trong năm nay là những vụ cháy và phá rừng kỷ lục hơn", Romulo Batista, nhà vận động của tổ chức phi lợi nhuận Hoà bình xanh tại Brazil, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?