Thân thế võ sư Việt Nam được mệnh danh là Anh Hùng Xạ Điêu, là huyền thoại khiến quân Pháp khiếp vía
Bức thư khiếu nại bán hàng 4.000 năm tuổi / Cuộc khảo sát quy mô lớn xóa bỏ định kiến cổ xưa cho rằng “đàn ông săn bắt, phụ nữ hái lượm”
Làng võ thuật Việt Nam có lẽ không ai là không biết đến võ sư Cử Tốn (1861 – 1949). Ông là huyền thoại có một không hai, người có tầm ảnh hưởng rất lớn với giới võ lâm nước ta. Cụ Tử Tốn tên thật là Nguyễn Đình Trọng, người ở Tây Hồ, Hà Nội. Cụ xuất thân là con nhà võ tướng, từ nhỏ đã bộc lộ năng khiếu hơn người. Năm 18 tuổi, cụ Tử Tốn đã đỗ kỳ thi Hương (cử võ), sau giành cả ngôi đầu kỳ thi Hội (Phó bảng võ).
Không phải ngẫu nhiên mà cụ Tử Tốn được ví như “Anh hùng xạ điêu” Việt Nam. chuyện kể rằng trong một cuộc thi bắn cung của vua Tự Đức, ông đã bắn trúng hồng tâm liên tục 9 mũi tên. Khả năng bắn cung đó khiến tất cả mọi người nể phục. Vua lấy làm mến mộ, đặt cho Tử Tốn danh hiệu “Xạ năng quán quốc”.
Khi Pháp vào xâm lược nước ta, cụ Tử Tốn từ quan về quê mở lò võ. Có lần ông cùng các học trò định đánh chiếm lương thực khi đang được vận chuyển. Lần đó cụ bị thương nặng nên về sau bị thọt luôn. Quân Pháp điều tra và bắt đầu nghi ngờ cụ Tốn, muốn phá lò võ của cụ để trừ hậu họa.
Thế rồi thực dân Pháp nghĩ ra cách treo thưởng ai đánh hạ được thầy trò cụ Tử Tốn sẽ trọng thưởng Bắc Đẩu bội tinh, đãi ngộ hậu hĩnh. Trước âm mưu đó, võ sư người Hà Nội đã cho các môn sinh diễn lại tích “Võ Tòng đánh hổ” ngay trước mặt bọn Pháp.
Bấy giờ ở sở thú Hà Nội có một con hổ cụt đuôi hung dữ. Nó cứ thấy người sẽ lồng lộn lên như muốn cắn xé. Cụ Tốn cử đệ tử Mùi Đen lên đài đánh nhau với con hổ này. Sau 1 tiếng “quần thảo”, Mùi Đen đã bẻ được cổ con hổ, thậm chí còn bẻ gãy cả 4 chân của một con cọp cái khác. Xung quanh ai nấy vỗ tay không ngừng, còn bọn thực dân Pháp thì xanh mặt sợ hãi rồi chuồn thẳng. Cũng từ đó, người đời gọi Mùi Đen là Võ Tòng còn cụ Tử Tốn là sư phụ của Võ Tòng.
Là một người học võ, có tinh thần thượng võ, yêu nước, cụ Tử Tốn đã vận dụng tài năng của mình để phục vụ đất nước. Giữa tình cảnh Việt Nam bị xâm lược, người dân bị áp bức, chịu khổ cực, cụ thường dùng võ thuật để bảo vệ dân lành. Theo nhiều tài liệu chép lại, vị võ sư này đã đứng ra dạy võ cho quân dân trong thời kháng chiến chống Pháp. Một trong những đệ tử nổi tiếng của ông là võ sư Nguyễn Văn Nhân, người sáng lập môn phái Thăng Long Võ Đạo hiện đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người chết luôn phải che một tấm vải lên mặt? Câu trả lời vô cùng đơn giản nhưng ít người nghĩ tới
CLIP: Con khỉ nghịch ngợm, cầm rắn hổ mang chơi như thú cưng nhưng cái kết mới khiến người xem giật mình
CLIP: Sư tử cái 'to gan' tát sư tử đực và cái kết khiến người xem bất ngờ
Thân thế người đứng đầu trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu: Ba lần từ chối làm quan, tên tuổi vang dội cả Trung Quốc
Bà lão dọn dẹp nhà cửa tìm thấy cổ vật ngàn năm, bàng hoàng phát hiện gốc tích tổ tiên không hề tầm thường
CLIP: Đi lạc vào địa bàn của sư tử, ngựa vằn con chết thảm