Khám phá

Thi hài vô danh trong mộ phi tần tiết lộ vụ bê bối khiến Càn Long cả đời tìm cách che giấu

Tại sao trong mộ phần của Thuần phi lại có một thi hài vô danh khác được táng cùng? Hài cốt đó là của ai và nó có liên quan gì đến bê bối dưới thời Càn Long.

Những điều kỳ diệu có từ thời Ai Cập cổ đại / Cận cảnh long sàng dát vàng của vị hoàng đế nhiều tai tiếng bậc nhất triều Nguyễn

>> Xem thêm: Mối tình ít người biết của mẫu thân Càn Long Đế - Xuất thân bình dân nhưng lại khiến hoàng đế phá vỡ mọi luật lệ

Thanh triều được biết tới là triều đại phong kiến cuối cùng tồn tại trong lịch sử Trung Hoa. Hầu hết các vị vua và cung phi của vương triều này đều được mai táng tại Thanh Đông Lăng.

Những năm 80 của thế kỷ trước, giới khảo cổ đã phát hiện ra ngôi mộ của một vị phi tần tại Thanh Đông Lăng. Đó chính là Thuần phi – phi tử của Càn Long Hoàng đế.

Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ đã khiến lăng mộ của vị phi tần không mấy nổi danh này thu hút sự chú ý của hậu thế. Trong lăng mộ ấy, bên cạnh thi hài của Thuần phi, người ta còn tìm thấy di thể của một người phụ nữ khác.

>> Xem thêm: Nhan sắc kém nổi bật nhưng tại sao các phi tần Mông Cổ lại áp đảo trong hậu cung Thanh triều?

Việc phát hiện ra hai thi hài trong một lăng mộ phi tần đã giúp hậu thế phát hiện ra một bê bối của hoàng tộc Ái Tân Giác La dưới thời Càn Long. Vụ bê bối này đã khiến vua Càn Long vô cùng phẫn nộ, thậm chí còn tìm cách tiêu hủy toàn bộ các tài liệu có liên quan.

Thân thế của chủ nhân ngôi mộ

Trong tác phẩm Diên Hi công lược, nhân vật Thuần phi xuất thân là em họ Hoàng hậu, từ nhỏ đã được hầu hạ bên cạnh Càn Long.

Nhưng sự thật là Thuần phi ngoài đời không hề có xuất thân cao quý. Những tư liệu lưu lại về cha bà vô cùng ít ỏi, có thể cho thấy địa vị gia tộc của vị phi tử này vốn không cao.

>> Xem thêm: Vua Càn Long thường làm gì vào dịp đầu năm?

Chân dung Thuần phi - một trong số những phi tần của Càn Long Hoàng đế. (Tranh: Nguồn Baidu).

>> Xem thêm: Sự thật bất ngờ về cô con gái 'kỳ lạ' được Càn Long yêu thương nhất

Sử liệu ghi lại, Thuần phi mỹ mạo hơn người, lại sinh được cho Hoàng đế 3 người con.

Mặc dù con số này ở hậu cung thời bấy giờ không phải là nhiều, nhưng điều đáng nói là vị phi tử ấy lại có 2 người con trai từng rất được kỳ vọng.

Tuy nhiên, hai người con của vị phi tử này đều không nhận được sự sủng ái của vua cha và bị gạt bỏ tư cách kế vị.

Người con trai thứ nhất là Vĩnh Chương bị Càn Long hủy bỏ tư cách nối ngôi vì không tỏ vẻ đau buồn trong đám tang của Phú Sát Hoàng hậu. Vị Hoàng tử thứ hai do Thuần phi sinh hạ cũng bị đẩy đi làm con thừa tự cho vương gia khác.

 

>> Xem thêm: Chế độ ăn 'siêu xa xỉ' của Hoàng đế Thanh triều: Mỗi bữa 120 món, dùng bát bạc thìa ngọc tiêu tốn 'cả núi tiền'

Ngay cả khi không mắc phải sai lầm gì quá lớn, hai người con trai của Thuần phi đều lần lượt bị Hoàng đế khai trừ ra khỏi danh sách người kế vị. (Ảnh minh họa).
Ngay cả khi không mắc phải sai lầm gì quá lớn, hai người con trai của Thuần phi đều lần lượt bị Hoàng đế khai trừ ra khỏi danh sách người kế vị. (Ảnh minh họa).

Từ đó không khó để nhận thấy, Thuần phi không phải là phi tử được Càn Long sủng ái. Như vậy, thi hài của người phụ nữ được chôn bên cạnh nàng chắc chắn cũng không phải là người được Hoàng đế yêu thích.

Thi hài vô danh nằm chung mộ Thuần phi hé mở bí mật về bê bối hoàng tộc

Có thể nói, thân thế của nhân vật được chôn cùng lăng Thuần phi không hề đơn giản. Nhưng ít ai có thể ngờ rằng, người mà ngay đến nơi yên nghỉ riêng cũng không có ấy lại chính là vị Hoàng hậu thứ hai của Càn Long – Kế Hoàng hậu.

Bức tranh chân dung duy nhất của Kế Hoàng hậu may mắn còn lưu lại cho tới ngày nay. (Nguồn: Baidu).
Bức tranh chân dung duy nhất của Kế Hoàng hậu may mắn còn lưu lại cho tới ngày nay. (Nguồn: Baidu).

Kế Hoàng hậu xuất thân từ gia tộc danh giá Ô Lạp Na Lạp, là vị Hoàng hậu thứ hai của Càn Long sau khi Phú Sát thị qua đời.

 

Đường đường là bậc mẫu nghi thiên hạ, hơn nữa lại sở hữu xuất thân cao quý, vì sao Kế Hoàng hậu lại phải an táng cùng một vị phi tử có địa vị thấp hơn mình?

Thực tế, ngôi vị Hoàng hậu mà Ô Lạp Na Lạp thị có được bắt nguồn từ sự yêu thích của Thái hậu dành cho vị phi tử này.

Trước khi được sắc phong Hoàng hậu, Ô Lạp Na Lạp thị vốn là Nhàn phi. Nhờ có năng lực quản lý hậu cung, bà được mẹ vua Càn Long chỉ định làm người kế nhiệm sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời.

Tuy nhiên, Càn Long từ sớm đã không mấy yêu thích vị phi tử này. Dù vậy, Kế Hoàng hậu trước đó vẫn chưa gây ra việc gì khiến Hoàng đế quá đỗi chán ghét.

Khác với những cảnh tình ý mặn nồng như trên phim ảnh, sự thực là Kế Hoàng hậu từ sớm đã không nhận được sự sủng ái của Càn Long Hoàng đế. (Hình tượng Kế Hoàng hậu do Châu Tấn đảm nhiệm trong bộ phim Như Ý truyện).
Khác với những cảnh tình ý mặn nồng như trên phim ảnh, sự thực là Kế Hoàng hậu từ sớm đã không nhận được sự sủng ái của Càn Long Hoàng đế. (Hình tượng Kế Hoàng hậu do Châu Tấn đảm nhiệm trong bộ phim Như Ý truyện).

Bi kịch của bà xảy ra khi Càn Long quyết định đi tuần tra phía nam. Sự việc diễn ra trong chuyến đi ấy đã khiến Kế Hoàng hậu bị ghét bỏ, thậm chí bị coi như một bê bối của hoàng tộc.

 

Khi xưa, người Mãn Châu vốn có luật lệ cấm không được tự tiện cắt tóc trừ khi nhà có tang sự. Nhưng trong chuyến nam tuần năm đó, Kế Hoàng hậu đã thẳng tay cắt đi mái tóc của mình ngay trước mắt Hoàng đế.

Cho tới ngày nay, lý do khiến bà làm ra hành động phạm thượng này vẫn là chủ đề gây tranh cãi của hậu thế.

Có người cho rằng việc làm của Kế Hoàng hậu bắt nguồn từ thái độ bất mãn do bị thất sủng. Một số giai thoại dân gian lại khẳng định, bà làm như vậy để phản đối ý định nạp kỹ nữ làm phi tần của Càn Long.

Tuy nhiên vào thời điểm ấy, việc làm đại nghịch bất kính này đã khiến Kế Hoàng hậu bị Càn Long cấm túc và thu hồi lại 4 đạo sắc phong mà ông từng ban cho. Tháng 8 năm 1766, Kế Hoàng hậu qua đời trong cảnh bị giam lỏng.

Sau khi bà mất, Càn Long còn hạ lệnh chôn bà bên cạnh Thuần phi, không cho lập bài vị, không được hưởng tế lễ, tiêu hủy mọi tư liệu có liên quan.

 

Chỉ dụ của Hoàng đế ban bố khi đó còn ghi rõ:

"Hoàng hậu tính khí thay đổi, không thể giữ đạo hiếu thuận với Thái hậu. Khi đến Hàng Châu, hành động sai trái, cử chỉ điên loạn. […]

Về tang lễ, tất nhiên không thể cứ theo Hiếu Hiền hoàng hậu mà xử lý, nên lấy quy cách an tán Hoàng quý phi mà làm".

Kết quả là đám tang của Kế Hoàng hậu chỉ được cử hành theo quy cách dành cho Hoàng quý phi, bà còn bị đưa vào phi viên tẩm an táng bên cạnh Thuần phi một cách qua loa.

Như vậy, Kế Hoàng hậu đường đường là một bậc mẫu nghi, nhưng khi qua đời lại phải nằm chung mộ phần với một phi tần thấp hơn thậm chí chẳng có lấy một bài vị, bị an táng dưới thân phận chẳng khác nào cung nữ vô danh.

 

Mặc dù đã trở thành mẫu nghi thiên hạ, nhưng người ta không tìm thấy bất kỳ bức tranh mặc triều bào nào của bà. Bức họa hiếm hoi còn lưu lại dung mạo của Kế Hoàng hậu vốn được vẽ từ lúc bà còn là Nhàn phi.

Đường đường là một bậc mẫu nghi thiên hạ, nhưng Kế Hoàng hậu đã bị Hoàng đế ruồng bỏ để rồi qua đời trong cảnh cô đơn và bị chối bỏ. (Hình tượng nhân vật Kế Hoàng hậu - Nhàn phi trong bộ phim Diên Hi công lược).
Đường đường là một bậc mẫu nghi thiên hạ, nhưng Kế Hoàng hậu đã bị Hoàng đế ruồng bỏ để rồi qua đời trong cảnh cô đơn và bị chối bỏ. (Hình tượng nhân vật Kế Hoàng hậu - Nhàn phi trong bộ phim "Diên Hi công lược").

Từ loạt sự việc bất thường này có thể nhận thấy, nhiều khả năng chính Càn Long đã ra lệnh hủy tranh có liên quan tới Kế Hoàng hậu sau khi bà bị phế.

Thái độ của vị Hoàng đế ấy cho thấy ông vô cùng bài xích bê bối hoàng tộc kể trên, thậm chí một mực muốn xóa hết mọi dấu vết về người vợ của mình.

Nếu không phải lăng mộ của Thuần phi và di thể của Kế Hoàng hậu được phát hiện, hậu thế có lẽ khó lòng biết được về bê bối từng bị Hoàng đế tìm cách bưng bít của gia tộc Ái Tân Giác La năm xưa.

Clip có thể bạn quan tâm:

 

- Video: Bất ngờ với lý do Tào Tháo nhịn nhục tha mạng cho Trương Tú dù khóc hận do mất mãnh tướng Điển Vi và con trai cả. Nguồn: Three Kingdoms 2010.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm