Khám phá

Thống trị "kiếm hiệp" Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại "lép vế" hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy?

Trái với tưởng tượng của nhiều người, dù giang hồ võ lâm mà nhà văn Kim Dung từng tạo ra có ảnh hưởng và sức hút rất lớn với độc giả Châu Á, nó lại không gây được ấn tượng mạnh khi bước sang khu vực Âu Mỹ.

Say mê kiếm hiệp Kim Dung, chàng trai quyết tâm bỏ nhà lên núi tu luyện võ công để trở thành thiên hạ vô địch / Môn phái bí ẩn nhất truyện Kim Dung: Cả võ lâm căm ghét, đi đâu cũng bị truy sát, đến Hoàng Đế cũng ra lệnh đàn áp

Có một sự thật là nếu như tiểu thuyết Kim Dung được Hollywood bắt tay dựng thành phim, đó sẽ là một pha "cải biên" không hề nhẹ. Lý do rất đơn giản, khán giả Âu Mỹ cực kỳ không thích nghi được với nội dung, cách dẫn dắt và những câu chuyện trong giang hồ võ lâm này. Nếu phải liệt kê, sẽ có 3 nguyên nhân lớn nhất cho sự "không ủng hộ tiểu thuyết Kim Dung" ở các nước ngoài khu vực Châu Á.

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 1.Cố nhà văn Kim Dung

Đầu tiên, mô-típ truyện Kim Dung đối với họ là… không mới!

Có rất nhiều những yếu tố đặc trưng của tiểu thuyết Kim Dung khi được độc giả Âu Mỹ thưởng thức lại bị hiểu thành nhiều "khái niệm" hoàn toàn mới. Giả dụ như việc nhân vật chính "té núi nhặt được bí kíp tuyệt đỉnh" và rồi "võ công thâm hậu, luyện công phu phát khí lực" đều bị họ quy thành thứ gì đó mang tính phù thủy, huyễn hoặc, gần giống như cách mà các nhà giả kim tạo ra thuốc trường sinh bất tử vậy…

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 2.Độc giả phương Tây không hiểu được khái niệm "luyện công"

Thêm vào đó, việc nhân vật chính sau khi đã đạt cảnh giới "vô địch thiên hạ" rồi được nhiều cô gái theo đuổi nhưng lại chỉ yêu duy nhất một người lại bị hiểu thành mô-típ "anh hùng cứu công chúa" vốn đã rất thịnh hành từ xa xưa. Nó phổ biến tới mức mà nếu có đọc Don Quixote, bạn sẽ hiểu độc giả nơi đây cần phải có cái nhìn khác về vấn đề này nhiều tới mức nào!

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 3.Mối quan hệ giữa các nhân vật cũng bị họ hiểu sang mô-típ "anh hùng cứu công chúa"

Thứ mà người đọc Âu Mỹ không nắm bắt được cái hay của tiểu thuyết Kim Dung nằm ở quãng đường từ khi còn là thanh niên vô danh cho tới lúc đạt được những thành tựu trên. Dù là ít hay nhiều, cố nhà văn Kim Dung luôn cố gắng truyền tải những thông điệp theo cách rất riêng của ông mà có lẽ, chỉ văn hóa của Châu Á mới khiến chúng ta thấm nhuần được vì sao sự việc lại diễn ra như thế, nó có mục đích là gì, nó giúp ích ra sao cho chặng đường trong tương lai của nhân vật.

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 4.
Tuy nhiên, chính chặng đường từ những ngày đầu tiên cho tới khi đạt được thành quả sau này của nhân vật mới là thứ đáng nói nhất

Quá khó để dịch sát nghĩa

 

Một vấn đề khác khiến cho việc tiếp xúc với các tác phẩm của nhà văn Kim Dung tương đối khó với độc giả Âu Mỹ nằm ở vấn đề ngôn ngữ. Thật vậy, chưa nói tới việc dịch thuật làm sao cho đúng, cho đủ các trích đoạn mô tả diễn biến nội tâm nhân vật, chỉ riêng vấn đề chuyển hóa những cái tên từ tiếng Trung sang tiếng Anh đã không hề đơn giản.

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 5.Việc dịch nghĩa từ tiếng Trung sang tiếng Anh cũng không hề đơn giản

Bởi lẽ, một từ tiếng Anh có thể có rất nhiều ý nghĩa nhưng cùng một ý nghĩa, chính bản thân tiếng Việt cũng có rất nhiều từ ngữ để mô tả. Ví dụ như "Cửu Âm Bạch Cốt Trảo" được dịch sang tiếng Anh là "Nine Yin White Bone Claw", "Võ Mục Di Thư" thì là "Book of Wumu", phái Nga My lại thành "Emei Sect"… Nhìn chung, phần lớn những pha "chuyển thể ngôn ngữ" như vậy đều cần có phụ lục để giải nghĩa cho người đọc nắm bắt được rõ ràng hơn.

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 6.Đặc biệt ở tên của các chiêu thức

Sự khác biệt giữa văn hóa Đông - Tây

Như đã nói ở trên, trong các bộ tiểu thuyết của mình, cố nhà văn Kim Dung không đơn thuần chỉ là tạo ra một cuộc hành trình của "vị đại hiệp" từ lúc còn bé cho tới khi trưởng thành, ông còn thêm thắt nhiều yếu tố văn hóa mà chỉ riêng ở Châu Á mới hiểu được. Những khái niệm trung hiếu tiết nghĩa của Khổng Giáo hay tinh thần tự do cá nhân của Đạo Giáo không phải thứ được phổ biến ở Âu Mỹ. Thêm vào đó việc tập trung chân thiện mỹ vào Hoa Hạ, đẩy những kẻ ác nhân đến phía "bên ngoài" là sự tự tôn dân tộc lớn, phần nào khiến cho độc giả phía bên kia cảm thấy bị "ngợp".

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 7.Cố nhà văn Kim Dung luôn cố gắng truyền tải những thông điệp qua nhân vật của mình

Nếu như tiểu thuyết Kim Dung hướng tới "từ cá nhân đến tập thể" thì đâu đó ở các tiểu thuyết đình đám của Âu Mỹ, một phần các tác giả vẫn chú trọng vào "từ tập thể tới cá nhân". Thành ra, dù có những đầu truyện rất hay, rất được yêu thích như Anh Hùng Xạ Điêu, khi được biến hóa để trở thành The Legends of the Condor Heroes, nó lại bị quy vào nhóm sách "fantasy" (viễn tưởng).

 

Thống trị kiếm hiệp Châu Á nhưng tiểu thuyết Kim Dung lại lép vế hoàn toàn khi sang Âu Mỹ, vì sao vậy? - Ảnh 8.Anh Hùng Xạ Điêu khi được xuất bản sang các nước phương Tây

Cần lắm những cách tiếp cận khác?

Theo nhiều ý kiến, để đưa được tiểu thuyết Kim Dung tới độc giả Âu Mỹ, người ta sẽ cần tới những cách tiếp cận khác nữa. Vậy thì chúng sẽ là gì? Phim ảnh, game online hay một hệ truyền bá tư tưởng nào khác? Trên thực tế, ngày nay, chính giới trẻ Trung Quốc cũng đã ít biết về Kim Dung và các tác phẩm của ông thông qua con đường "đọc truyện". Thay vào đó, họ tiếp cận chúng bằng game online nhiều hơn, từ nhân vật, các bộ tuyệt học võ công rồi mới đến toàn bộ tiểu thuyết!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm