Khám phá

Tìm hiểu những loài động vật kỳ lạ trên dãy Himalaya

Khỉ "hắt hơi", ếch "biết bay", cá "thích rong chơi trên cạn" và tắc kè "100 triệu tuổi" là 4 loài động vật quý hiếm, kỳ lạ, trong số 350 loài được phát hiện trong cuộc khám phá kéo dài 10 năm tại miền Đông dãy Himalaya.

5 loài động vật có năng lực siêu phàm của giới tự nhiên / Tình bạn không tưởng giữa các loài động vật xa lạ

Trong quá trình khám phá kéo dài 10 năm (1998 - 2008) tạimiền núi phía Đông Himalaya, một trong những nơi đa dạng sinh học nhất thế giới,các nhà khoa học thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiênWWFđã phát hiệnhơn 350 loài mới, bao gồm: 244 loài thực vật, 16 loài lưỡng cư, 16 loài bò sát, 14 loài cá, 2 loài chim, 2 loài động vật có vú và ít nhất 60 loài động vật không xương sống. Đặc biệt, nhiều loài động vật quý hiếm còn có những tập tính kỳ lạ như: Hắt xì khi trời mưa, đi bộ trên cạn...

Khu vực miền núi phía Đông Himalayatrải dài từ Vương quốc Bhutan tới đông bắc Ấn Độ, xa hơn nữa về phía Bắc Myanmar, Nepal và phần lãnh thổ phía Nam Tây Tạng và Trung Quốc.

Ông Mark Wright, cố vấn khoa học của WWF cho biết: “Môi trường sống tại vùng núi đông Himalaya dễ chịu tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu”. Hiện chỉ còn 25% diện tích vùng núi đông Himalaya giữ được môi trường sống nguyên vẹn và có đến 163 loài sinh sống tại vùng này đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Khỉ "hắt hơi"

Loài động vật quý hiếm này thường hắt hơi mỗi khi trời mưa

Loài động vật quý hiếm này thường hắt hơi mỗi khi trời mưa. Ảnh: The Mirror

Loài khỉ Rhinopithecus ở vùng rừng Myanmarđược các nhà khoa học đặt biệt danh là khỉ "hắt hơi". Người dân địa phương cho biết, khi trời mưa, nước mưa rơi vào mũi hếch khiến chúng hắt hơi. Cũng vì vậy mà loài khỉ này luôn phải "khép nép" giấu chiếc mũi hếch xấu xí của mình bằng cách kẹp đầu giữa hai đầu gối để tránh nước mưa rơi vào mũi mỗi khi trời mưa.

Ông Mark Rose, giám đốc của tổ chức bảo tồn Fauna & Flora International (FFI) cảnh báo rằng, loài khỉ mũi hếch ở Myanmar có thể tuyệt chủng dolượng cá thể còn lại rất ít. Do đó, tổ chức FFI cam kết sẽ hợp tác với các nhà bảo tồn ở địa phương để đưa ra những kế hoạch bảo vệ loài khỉ mũi hếch quý hiếm này.

Ếch "biết bay"

Rhacophorus suffry hay còn được các nhà khoa học gọi là ếch "biết bay" được phát hiện vào năm 2007 ở khu vực Đông Bắc Ấn Độ. Chúng có kích thước lớn hơn so vời loài ếch bình thường và có màu xanh lá cây nhạt. Đặc biệt, chúng còn có màng chân màu đỏ và biết bay lượn trên không.

Tắc kè 100 triệu tuổi

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Oregon và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, Anh, mới đây đã công bố phát hiện hóa thạch tắc kè cổ nhấttạithung lũng Hukawng thuộc Himalaya. Một số bộ phận cơ thể của nó được gìn giữ nguyên vẹn sau 100 triệu nămchôn vùi trong hổ phách.Đây là loài tắc kè cổ xưa nhất được khoa học biết tới.

 

Động vật quý hiếm ở Hymalaya

Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu hóa thạch của loại động vật quý hiếm 100 triệu năm tuổi này

Cá "thích rong chơi trên cạn"

Trong những loài cá mới được phát hiện gần đây, các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến một loài cá nóc xanh được ví là những chú cá "thích rong chơi trên cạn", do chúng có khả năng thở và sống trên mặt đất suốt 4 ngày, không chỉ vậy loái cá này còn "rong chơi" trên đất ẩm với quãng đường lên đến 400 mét. Đội nghiên cứu phát hiện ra chúng trong đầm lầy Lefraguri, Tây Bengal, Ấn Độ.

Những loài động vật độc đáo này đang bị đe dọa. Môi trường sống của chúng bị thu hẹp chỉ bằng 1/4 diện tíchban đầu, số lượng các loài động vật sống tại miền Đông Himalaya cũng chỉ còn khoảng hơn 100 cá thể. Biến đổi khí hậu, dân số tăng trưởng, phá rừng, săn bắt,.. là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng các loài vật quý hiếm.

1
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm