Tìm thấy bằng chứng nhiễm độc thủy ngân ở người hơn 5.000 năm trước
Chúng ta dừng “chuyện ấy” với người cổ đại khi nào? / Tia lạ từ vũ trụ kích thích người cổ đại đi bằng 2 chân
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiếp xúc với kim loại nặng có trong tự nhiên có thể gây độc cho cơ thể, bao gồm cả hệ thần kinh, tiêu hóa và miễn dịch. Đó là lý do tại sao WHO coi thủy ngân là một trong 10 hóa chất hàng đầu nguy hại đến sức khỏe con người.
Ngày nay, con người thường tiếp xúc với thủy ngân khi họ ăn một số loại cá biển hoặc động vật có vỏ, mặc dù hàm lượng thủy ngân rất thấp, theo WHO.
Mức độ phổ biến của việc tiếp xúc với thủy ngân của con người thời xa xưa như thế nào?
Để tìm ra điều này, các nhà nghiên cứu đã phân tích xương người được thu thập từ 23 địa điểm khảo cổ khác nhau, bao gồm các hang động, trên khắp Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Các bộ xương thuộc về 370 cá nhân sống trong các khoảng thời gian khác nhau trong khoảng thời gian 5.000 năm.
Phân tích một số xương, chủ yếu là xương đùi, xương cánh tay giữa vai và khuỷu tay, cho thấy hàm lượng thủy ngân cao bất thường với nồng độ không phải do chế độ ăn uống hoặc do phân hủy sau khi chết.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện nồng độ thủy ngân lên tới 400 phần triệu trong một số hài cốt, cao hơn nhiều so với mức 1 hoặc 2 ppm mà WHO cho là mức bình thường của con người.
Các nhà nghiên cứu cho biết mức độ cao bất thường của thủy ngân có thể là do tiếp xúc với chu sa, một khoáng chất thủy ngân sulfua độc hại, khi được nghiền thành bột mịn, có màu đỏ tươi và đã được sử dụng để sản xuất bột màu sơn trong lịch sử. Một trong những mỏ chu sa lớn nhất trên thế giới là ở Almadén, Tây Ban Nha.
Người ta bắt đầu khai thác kho tàng chu sa của Almadén vào thời kỳ đồ đá mới, khoảng 7.000 năm trước. Hàm lượng thủy ngân cao nhất nằm trong các di tích có niên đại khoảng 2900 đến 2300 trước Công nguyên, hoặc từ cuối thời kỳ đồ đá mới đến thời đại đồng giữa (là sự chuyển tiếp giữa thời đại đồ đá mới và đồ đồng).
Vào thời điểm này, chu sa đã trở thành một chất có tính biểu tượng cao, có lẽ là mang tính linh thiêng, được săn lùng, buôn bán và sử dụng rộng rãi trong nhiều nghi lễ và thực hành xã hội.
Trong những ngôi mộ có niên đại từ thời kỳ này được tìm thấy ở miền nam Bồ Đào Nha và Andalusia, bột chu sa được sử dụng để sơn buồng, trang trí các bức tượng nhỏ và thậm chí là rải lên người chết. Theo tuyên bố của nhóm nghiên cứu, có thể mọi người đã vô tình hoặc cố ý vì những lý do liên quan đến nghi lễ, hít hoặc tiêu thụ một lượng lớn chu sa chứa đầy thủy ngân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán
Bột chu sa màu đỏ chứa hàm lượng thủy ngân cao, được người cổ đại sử dụng phổ biến trong các hoạt động nghi lễ xã hội.