Tổ chức tình báo quân sự P-26 của Thụy Sỹ
Giải mã hoạt động ngầm của tình báo trung ương Mỹ / Câu chuyện về nữ điệp viên trẻ nhất trong làng tình báo Ấn Độ
Theo mục đích ban đầu thì PUK EMD được tạo ra nhằm điều tra sự hiện diện cáo buộc đối với những hồ sơ mật về công dân được chỉ định bởi Bộ Quốc phòng Thụy Sỹ (SMD) vào tháng 3 năm 1990 trong làn sóng của Fichenaffare tức Bê bối hồ sơ mật. Vụ này bị khám phá bởi cảnh sát liên bang BUPO, đơn vị đã lưu trữ hồ sơ của 900.000 người (trong tổng dân số 7 triệu người của Thụy Sỹ).
Đội quân tuyệt mật
Ngày 21 tháng 11 năm 1990, giới chức Thụy Sỹ đã ra tuyên bố về việc giải tán P-26 lấy lý do tổ chức này đã hoạt động vượt khỏi tầm kiểm soát của quốc hội và cả chính phủ cũng bất lực, và nó trở thành một cấu trúc tự trị bí mật giấu ngay bên trong các dịch vụ quân sự mật.
Khi vương quốc Anh chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của Đức Quốc xã (ĐQX) trong thời kỳ Đại chiến tranh thế giới lần thứ II (ĐCTGII), dẫn đến việc ra đời của lực lượng Vệ quốc quân Anh và Các đơn vị phụ trợ nằm vùng, thì Thụy Sỹ cũng sửa soạn cho một sự kiện tương tự; và vì bản thân là quốc gia trung lập nên Thụy Sỹ không đủ khả năng để chống lại một cuộc tấn công quân sự của ĐQX hoặc phát xít Ý. Vì lẽ đó mà Tướng Henri Guisan đã đưa ra "Khái niệm rút ngắn", theo đó quân đội sẽ rút lên những vùng non cao của rặng Alps và nhường đồng bằng cho quân xâm lược. Từ đó một cuộc chiến tranh du kích sẽ được phát động nhằm chống lại giặc ngoại xâm.
Nằm vùng trong dịch vụ lãnh thổ
Khi ĐCTGII kết thúc và chính thức bắt đầu thời kỳ chiến tranh Lạnh, các kế hoạch đã sẵn sàng cho một cuộc xâm lược của Liên Xô. Ủy ban PUK EMD được dẫn đầu bởi Carlo Schmid đã khám phá ra một nhánh nằm vùng đầu tiên nằm ngay trong lòng Thụy Sỹ, chính xác là ngay trong Dịch vụ lãnh thổ (Territorialdienst).
Theo đó, nhánh quân sự này được tạo ra nhưng không giữ vai trò chiến đấu trên tiền tuyến, mà chỉ tiến hành các hoạt động cảnh sát nội địa ngay trong dân chúng. Tuy nhiên, Ủy ban PUK EMD đã phải đối mặt với việc phá hủy nhiều tài liệu liên quan đến các tổ chức nằm vùng dạng này. Hồ sơ tài liệu về nhánh quân sự nằm vùng đầu tiên khá rời rạc khi mà phần lớn tài liệu trong 3 thập niên 1950, 1960 và 1970 đã bị tiêu hủy trong năm 1980.
Efrem Cattelan, thủ lĩnh tổ chức quân sự P-26. Ảnh nguồn: Wikimedia Commons. |
Chỉ huy đầu tiên của đơn vị mật này Franz Wey (1896-1963), người mà sau này được thăng chức Chuẩn tướng và Trưởng phòng dịch vụ lãnh thổ. Khoảng tháng 12 năm 1956, sau khi xảy ra sự kiện Khủng hoảng kênh đào Suez và việc dập tắt cuộc nổi dậy Budapest, nhà báo kiêm chính trị gia Erwin Jaeckle đã hỏi quốc hội "cần phải chuẩn bị những gì trong các khâu tổ chức và huấn luyện nhằm tiếp nhận và đảm bảo cuộc kháng chiến quần chúng, nếu cần thiết cũng nằm ngoài khuôn khổ của quân đội".
Một năm sau đó vào tháng 9 năm 1957, Bộ trưởng Quốc phòng Paul Chaudet (người kế nhiệm Karl Kobelt, cả 2 ông là thành viên của Đảng dân chủ tự do, FDP) đã phúc đáp cho Erwin Jaekle rằng: "Sự kiện ở Hungary (nhìn từ khía cạnh quân sự) đã cho thấy cuộc chiến nếu chỉ một mình phong trào kháng chiến thì không thể thành công".
Bộ trưởng Paul Chaudet nhấn mạnh: "Trận chiến này đã đặt ra các vấn đề về bản chất chính trị và quân sự cũng như mối bận tâm pháp lý trong bối cảnh luật pháp quốc tế và các công ước mà chúng ta đã ký kết".
Cuối cùng, ông Chaudet tuyên bố rằng: "Mặc dù một số biện pháp đã được dự tính bởi Dịch vụ lãnh thổ, nhưng các khả năng trong lĩnh vực này xem ra còn rất hạn chế". Trong một tuyên bố từ năm 1990, một Tổng tham mưu trưởng quân đội Thụy Sỹ (người xin được giấu tên) đã lấy yêu cầu bị từ chối của nhà báo Erwin Jaeckle làm cơ sở pháp lý cho tổ chức quân đội nằm vùng.
Nằm vùng trong UNA
Năm 1967, tổ chức quân sự nằm vùng đã dời từ Dịch vụ lãnh thổ sang Cơ quan tình báo quân sự Thụy Sỹ (UNA) do Richard Ochsner làm giám đốc. Nó đổi tên mã thành "Dịch vụ đặc biệt" với sự hình thành từ 3 cấp bậc: cấp cao nhất là các thành viên quân đội chính quy; cấp thứ hai là "những người đáng tin cậy" là các nhà hoạt động được tuyển dụng; cấp thứ ba là các nhà hoạt động.
Theo Ủy ban PUK EMD: "những người đáng tin cậy" có thể tự họ tuyển lựa ra vài thành viên mới để cùng tham gia vào tổ chức kháng chiến, do đó mà số lượng thành viên chính xác của tổ chức này được ước tính là 1000 người được chia thành từ 30 đến 50 trung tâm. Năm 1973, Hội đồng liên bang Thụy Sỹ (SFC) đã xây dựng chiến lược an ninh quốc gia, bao gồm cả nhu cầu kháng chiến trong lãnh thổ bị chiếm đóng. Theo chiến lược này thì ngay cả khi đất nước bị quân thù chiếm đóng cũng không có nghĩa là đã kết thúc mọi hoạt động kháng chiến.
Chiến lược an ninh quốc gia cũng nhấn mạnh rằng chiến tranh du kích và kháng chiến bất bạo động trong các khu vực bị chiếm đóng cũng được chuẩn bị trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế; và nếu cần thiết sẽ được tiến hành. Vào lúc ra đời chiến lược an ninh quốc gia thì đại tá Heinrich Amstutz đã nắm quyền chỉ huy đội quân nằm vùng.
Một trong những kho vũ khí của tổ chức P-26 ở Bern (Thụy Sỹ). Ảnh nguồn: Laststandonzombieisland. |
Và tới năm 1967, ông được thay thế bởi đại tá Albert Bachmann. Năm 1968, Hans Senn trở thành Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Thụy Sỹ; tới ngày 5 tháng 9 năm 1979, Hans Senn đã thông báo về việc hợp nhất 7 ủy viên hội đồng liên bang Thụy Sỹ vào các hoạt động của UNA và các đơn vị nằm vùng. Hans Senn loan báo chi phí để hoạt động đội quân nằm vùng là 1 triệu Franc Thụy Sỹ / năm và chu cấp trong vòng bí mật. Các ủy viên hội đồng im lặng lắng nghe Hans Senn đồng nghĩa họ đã chấp nhận ngầm nó.
Hoạt động của UNA bị phát giác trong bối cảnh của vụ bê bối gián điệp Bachmann-Schilling vào tháng 11 năm 1979, khi chỉ huy Đặc nhiệm Albert Bachmann đã phái 1 điệp viên của UNA là Kurt Schilling đến Áo để quan sát các cuộc diễn tập quân sự. Nhưng tại Áo, Schilling đã bị tóm và bị phạt tù vì tội làm gián điệp, khi bị gửi trả lại Thụy Sỹ, Schilling lại bị phạt tù vì tội đã hé lộ thông tin tối mật.
Một ủy ban quốc hội đã được thành lập nhằm điều tra UNA, kết quả báo cáo vào năm 1981 rằng: theo cảnh sát an ninh của liên bang Thụy Sỹ thì đặc nhiệm có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện thích hợp cho hoạt động kháng chiến ở Thụy Sỹ nhằm chống lại lực lượng chiếm đóng. Báo cáo kết luận rằng "nhiệm vụ là hợp pháp, dù việc kiểm soát nội bộ của 2 cơ quan là chưa đủ".
Báo cáo Cornu
Sau báo cáo tháng 11 năm 1990 của Ủy ban quốc hội, Đảng xã hội Thụy Sỹ và Đảng Xanh đã đề xuất nên có các cuộc điều tra xa hơn về các mối liên kết bị cáo buộc giữa P-26 và các tổ chức nằm vùng Gladio khác. Thẩm phán Pierre Cornu giữ quyền điều tra và đã chuyển giao báo cáo dày 100 trang gọi là "Báo cáo Cornu". Ông Cornu đã tiến hành gặp gỡ các nghị sỹ Ý và Bỉ cũng như những thành viên P-26, nhưng phía London từ chối đưa ra bình luận (người Anh cũng không thừa nhận sự tồn tại của MI-6).
Báo cáo Cornu kết luận rằng "P-26 không có sự hợp pháp chính trị hoặc pháp lý", và mô tả sự hợp tác của tổ chức này với các cơ quan mật Anh là "căng thẳng". Chính phủ Thụy Sỹ không hề hay biết rằng giới chức Anh đã ký các thỏa thuận mật với P-26 nhằm cung cấp huấn luyện chiến đấu, thông tin liên lạc và phá hoại.
Thỏa thuận mới nhất được ký vào năm 1987… các cán bộ của P26 thường xuyên tham gia các khóa huấn luyện ở Anh… các cố vấn Anh (có lẽ là từ SAS, cơ sở huấn luyện đặc biệt của Anh nằm trên đất Thụy Sỹ). Theo tường thuật của Richard Norton-Taylor từ hãng tin The Guardian (Anh) thì "các hoạt động của P-26 gồm các mã, và tên người đứng đầu tổ chức này là Efrem Cattelan đã được tình báo Anh biết tới, nhưng chính phủ Thụy Sỹ giữ nó trong bóng tối".
Bất chấp các yêu cầu của nghị sỹ Josef Lang đòi công bố trọn vẹn, không kiểm duyệt Báo cáo Cornu, thì thực tế là phần lớn báo cáo này vẫn bị phân loại và giữ nguyên trong vòng 30 năm tới. Bản tóm tắt về P-26 dài 17 trang đã được công bố vào ngày 19 tháng 9 năm 1991.
Trước câu hỏi chất vất của ông Paul Rechsteiner từ Đảng xã hội dân chủ vào ngày 30 tháng 9 năm 1991 rằng tại sao không công bố Báo cáo Cornu, đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Kaspar Villiger đã ra tuyên bố: "Báo cáo Cornu chứa một lượng lớn thông tin về các cơ quan mật vụ hải ngoại cùng các tổ chức kháng chiến, cũng như cấu trúc, phân cấp và các mối liên kết của họ... Báo cáo Cornu không được phát hành và công bố là bởi vì việc công khai tiết lộ các bí mật của các quốc gia hải ngoại không phải là việc của Hội đồng liên bang Thụy Sỹ".
P-26 và các liên lạc bị cáo buộc
Theo một nghiên cứu của ông Daniele Ganser từ Viện kỹ thuật liên bang Thụy Sỹ (ETH Zurich) thì "P26 không liên quan trực tiếp đến mạng lưới các đội quân bí mật của NATO mà có mối quan hệ gần gũi với MI-6" (cơ quan tình báo Anh nắm vai trò huấn luyện các tổ chức bán quân sự Gladio ở Ý).
Trong lúc trả lời câu hỏi tại Quốc hội Thụy Sỹ về vụ ám sát Herbert Alboth (người liên quan đến việc tiết lộ ra P-26), ủy viên hội đồng quốc gia Remo Gysin đã mô tả các mối quan hệ giữa P-26, MI6 và NATO là "khét tiếng". Giống như các tổ chức nằm vùng khác ở Âu Châu, P-26 có các kho vũ khí ở Thụy Sỹ, trong khi một số thành viên của tổ chức này thường tham gia các khóa huấn luyện chiến tranh du kích và bán quân sự với MI-6 tại Anh.
Huấn luyện viên quân sự người Thụy Sỹ, Alois Hürlimann, hé lộ rằng ông đã tham gia vào một khóa huấn luyện quân sự Mỹ ở Anh, bao gồm một kế hoạch tấn công thực sự vào kho vũ khí của quân đội cộng hòa Ireland (IRA) khiến ít nhất 2 thành viên IRA tử trận.
Thống chế Anh, Bernard Montgomery, phó tư lệnh chỉ huy tối cao các lực lượng NATO ở Châu Âu giai đoạn từ 1951 đến 1958, đã ở Bernese Oberland (bang Bern, Thụy Sỹ) mỗi tháng 2 từ năm 1946 đến năm 1962 cho các vấn đề quân sự. Năm 1946, Montgomery đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sỹ, Karl Kobelt, bộ trưởng Ngoại giao Max Petipierre và Tổng tham mưu trưởng Louis de Montmollin nhằm thảo luận về sự trung lập và chiến lược thời hậu chiến của Thụy Sỹ.
Theo các nghiên cứu của sử gia Thụy Sỹ, Mauro Mantovani, thì Montgomery đã gặp lại Montmollin vào tháng 2 năm 1952 nhằm thảo luận rằng trong trường hợp xảy ra việc Liên Xô xâm lược, họ thống nhất rằng trong tình huống khẩn cấp, Thụy Sỹ sẽ cần sự giúp đỡ của NATO. Xa hơn, P-26 đã sử dụng các hệ thống vô tuyến Harpoon (một hệ thống thông tin liên lạc được mã hóa mạnh) vốn được sử dụng bởi mạng lưới nằm vùng Bỉ và bí mật này đã bị phát giác bởi Ủy ban quốc hội Bỉ.
Hệ thống Harpoon được NATO mua lại từ công ty AEG Telefunken (Đức) vào đầu thập niên 1980, nó cho phép các thành viên nằm vùng gửi các thông điệp vô tuyến được mã hóa đi xa 6000 km giúp duy trì quan hệ tối đa. Thẩm phán Pierre Cornu phát hiện ra rằng vào năm 1987, P-26 đã liên kết với các trạm nước ngoài trong hệ thống Harpoon với chi phí lên tới 15 triệu franc Thụy Sỹ.
Sử gia Daniele Ganser khẳng định: "Việc mua thiết bị Harpoon liên đới với các trung tâm chỉ huy của NATO ở Brussels, CIA (Mỹ) và MI-6 (Anh) đã làm hé lộ sự tích hợp của tổ chức quân đội nằm vùng Thụy Sỹ trong mạng lưới nằm vùng Châu Âu ở cấp độ phần cứng".
Bên cạnh P-26, UNA cũng hỗ trợ việc giải tán P-27 (tổ chức chịu trách nhiệm giám sát nội địa). Theo tác giả Richard Norton-Taylor từ báo The Guardian: "P-27 hỗ trợ cho P-26, một cơ quan tình báo hải ngoại tư nhân do chính phủ Thụy Sỹ tài trợ một phần ngân sách hoạt động, và là một đơn vị đặc biệt của tình báo quân sự Thụy Sỹ với tệp hồ sơ gần 8.000 "người bị tình nghi". Được biết người lãnh đạo P-26 nhận mức lương tới 100.000 bảng Anh/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ