Trong trận chiến với Lã Bố, lý do gì khiến Trương Phi phải xung phong lên trước Lưu – Quan: Nguyên nhân không hề đơn giản!
Quan Vũ hay Trương Phi không có cửa, đây mới là người duy nhất đánh bại Lã Bố, võ lực xứng đáng đứng đầu Tam Quốc / Thời Tam Quốc có ngũ đại tướng soái, Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ hai, ai là người đứng ở vị trí đầu tiên?
Phàm là người từng đọc qua "Tam Quốc diễn nghĩa" hẳn cũng đều có ấn tượng sâu đậm với sự kiện "Tam anh chiến Lã Bố".
Bấy giờ, khi ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương quyết đấu cùng Lã Bố tại Hổ Lao quan, Trương Phi đã là người xông ra ứng chiến đầu tiên.
Tuy nhiên chi tiết này đã khiến không ít độc giả thắc mắc: Vì sao vị trí xung phong trong trận tỷ thí này không phải là một Quan Vũ hữu dũng hữu mưu hay một Lưu Bị mang danh huynh trưởng mà lại là một Trương Phi có phần lỗ mãng?
Theo quan điểm của Qulishi, việc xây dựng tình tiết để Trương Phi là người đầu tiên xông ra quyết chiến với Lã Bố thực chất lại là một dụng ý hết sức thâm sâu của tác giả La Quán Trung trong việc xây dựng hình tượng nhân vật này.
Sự kiện "Tam anh chiến Lã Bố": Cuộc chiến vang danh của ba huynh đệ Lưu - Quan - Trương
Trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa", sự kiện ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương quyết chiến Lã Bố từng được miêu tả vô cùng gay cấn và đặc sắc.
Bấy giờ, các lộ chư hầu dưới sự tập hợp của Viên Thiệu đã cùng kết thành liên minh để chinh phạt Đổng Trác. Khi đó, tướng Lã Bố dưới quyền Đổng Trác đã trở thành nỗi khiếp sợ của liên quân này.
Tại Hổ Lao quan, Lã Bố chỉ trong vòng 5 hiệp đã hạ sát Phương Duyệt, sau đó thậm chí còn xông vào trong quân của Vương Khuông mà chém giết.
Nếu không phải Kiều Mạo cùng Viên Di kịp thời tới ứng cứu, Vương Khuông có lẽ cũng đã vong mạng dưới tay họ Lã này.
Bấy giờ, liên minh các lộ chư hầu hết sức hoang mang, ai nấy đều tin rằng không ai có thể địch nổi Lã Bố.
Thế nhưng Lã Bố hoàn toàn không cho họ cơ hội do dự, tiếp tục dẫn quân tới khiêu chiến, ép đối phương phải cử người ra ứng chiến.
Dưới tình huống ấy, Vũ An Quốc đã xông ra đại chiến 10 hiệp, tới hiệp thứ 10 thì bị Lã Bố đánh gãy tay.
Bấy giờ, tới lượt Công Tôn Toản xung phong ra ứng chiến, thế nhưng chưa được bao lâu đã buộc phải rút lui.
Tới lúc này, Trương Phi đã quyết định tiên phong xông ra tỷ thí với Lã Bố. Hai người đại chiến 50 hiệp chưa phân thắng bại. Quan Vũ thấy vậy liền lao tới tiếp ứng, ba người tiếp tục đánh thêm 30 hiệp.
Sau cùng, Lưu Bị cũng công khai gia nhập trận chiến. Dưới sự vây khốn, công kích của ba huynh đệ, Lã Bố cuối cùng cũng phải tìm cơ hội công kích về phía Lưu Bị rồi thừa cơ rút lui.
Những lý do sâu xa giải thích vì sao Trương Phi buộc phải là người đầu tiên ra mặt đánh Lã Bố trong ba huynh đệ Lưu - Quan - Trương
Nhìn lại trận chiến ở Hổ Lao quan, không ít người đã đặt ra câu hỏi: Tại sao nhân vật xuất chiến đầu tiên trong ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương lại là Trương Phi?
Điều này có vẻ như rất hợp lý với một người lỗ mãng như Trương Dực Đức, thế nhưng nguyên nhân thực sự lại không giống như nhiều người vẫn tưởng.
Khi các lộ chư hầu liên hiệp đánh Đổng Trác, Lưu Bị cùng Quan Vũ, Trương Phi bấy giờ có thể coi là đang nương nhờ Công Tôn Toản.
Tại Hổ Lao quan khi đó, Lã Bố đã liên tục chém nhiều viên đại tướng của các lộ chư hầu, cũng đẩy họ vào tình thế bất lợi.
Công Tôn Toản biết rõ bản thân võ nghệ không thể bì được với đối phương, tuy nhiên vẫn lựa chọn xuất chiến.
Theo Qulishi, hành động liều lĩnh này thực chất chỉ mang tính chất tượng trưng nhằm mở đường cho ba huynh đệ Lưu – Quan – Trương buộc phải ra mặt tỷ thí.
Trong số ba người này, nếu xét trên phương diện võ lực, Trương Phi cũng được coi là một nhân vật rất mạnh.
Hơn nữa, bản thân ông cũng biết Quan Vũ chưa chắc sẽ xuất đầu lộ diện. Bởi trước đó Quan Vũ đã chém được Hoa Hùng, lập được đại công, vì vậy không nhất thiết phải mạo hiểm lần nữa.
Về phần Lưu Bị, người anh cả này xét về võ lực thì hoàn toàn không đủ để một mình chống lại Lã Bố. Do đó, người nên ở vào vị trí tiên phong trong trận đấu kia hơn ai hết chính là Trương Phi.
Từ góc nhìn của nhân vật này nói riêng, Trương Dực Đức năm ấy cũng vô cùng xem thường nhân phẩm của Lã Bố.
Năm xưa, Lã Bố từng nương nhờ Đinh Nguyên, lại nhận nhân vật này làm cha nuôi. Tuy nhiên sau đó vì bị Đổng Trác dụ dỗ, thấy lợi quên nghĩa, họ Lã này đã thẳng tay sát hại Đinh Nguyên để đi theo Đổng tặc.
Trương Phi bấy giờ công khai chửi mắng Lã Bố là "gia nô ba họ" cũng là vì vậy.
Vào giai đoạn loạn lạc như thời Tam Quốc, việc đầu hàng hay đổi chủ vốn là chuyện cơm bữa. Thế nhưng hành động giết chủ cũ để đi theo chủ mới lại là việc làm bất nghĩa bị người người coi thường.
Sau này, khi Từ Hoảng quyết định đầu quân cho Tào Tháo, ông từng được gợi ý việc giết chủ cũ là Dương Phụng để lập công. Thế nhưng Từ Hoảng cương quyết từ chối.
Sự tương phản ấy càng nói lên tính cách có phần tiểu nhân và dễ nuôi lòng phản trắc như Lã Bố.
Từ những yếu tố trên, không khó để nhận thấy việc Trương Phi là người tiên phong đi đầu trong trận Hổ Lao quan vốn không đơn thuần xuất phát từ tính cách nóng nảy của ông.
Đây thực chất là một dụng ý của La Quán Trung trong việc xây dựng hình tượng nhân vật này. Thông qua đó, tác giả cũng muốn cho độc giả thấy rằng Trương Phi tuy có phần lỗ mãng, thế nhưng cũng là một người ít nhiều cũng biết cân nhắc tới đại cục khi hành sự.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm