Khám phá

Tử Cấm Thành chưa từng ngập nước suốt 600 năm? Lý do là gì?

Khách quan mà nói, hệ thống thoát nước của Cố cung quả thật rất đáng nể.

Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước trong nhưng 500 năm không ai dám uống, lý do vì sao? / Trong Tử Cấm Thành rộng lớn có một nơi không ai dám bén mảng, hóa ra chứa đựng bí ẩn đầy ám ảnh

Tử Cấm Thành là khuôn viên hình chữ nhật, địa hình cao ở phía bắc thấp dần về phía nam. Thần Võ Môn, cửa điện ở phía sau cùng, nằm ở độ cao 46,05 mét. Ngọ Môn, cửa đầu tiên vào Tử Cấm Thành, nằm ở độ cao 44,28 mét.

Chênh lệch chiều cao giữa đầu và cuối hình chữ nhật khoảng 2 mét, tạo thành điều kiện thoát nước tự nhiên. Ngoài ra, lối đi và các tòa nhà nằm ở trục giữa xây ở vị trí cao nhất, thấp dần sang hai bên. Quy tắc xây dựng này đảm bảo nước mưa không bị ứ đọng.

Ảnh minh hoạ.

Trước quảng trường Điện Thái Hòa là sân thượng tam cấp xây bằng đá cẩm thạch trắng. Sân gồm ba tầng, cao hơn 7 mét, quanh mỗi tầng có nhiều đầu rồng. Mỗi khi trời mưa, nước thoát ra từ 1.142 miệng rồng tạo nên kỳ quan "Thiên Long Phún Thủy".

Bởi vậy, cách nói “Cố cung không ngập nước” có thể là “vừa đúng vừa sai”, nếu mưa lớn xảy ra tại Bắc Kinh như đợt bão Doksuri hiện tại thì cung điện này cũng bị tích nước, ngập nước giống khu vực khác trong thành phố.

Được biết, trong những năm gần đây, trong quá trình làm sạch hệ thống thoát nước Cố cung, đã phát hiện túi nhựa, chai nước khoáng, giấy và các vật dụng khác, thậm chí còn tìm thấy khăn tắm, quần áo. Những sản phẩm của các ngành công nghiệp hiện đại này làm giảm hiệu quả hệ thống thoát nước của Cố cung, có lẽ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngập nước.

- Video: Những cổ vật mang lời nguyền chết chóc ám ảnh nhất lịch sử. Nguồn: Tiền phong/CNN/The Sun.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm