Việt Nam có loại gỗ giá 2 tỷ đồng/kg, mệnh danh là 'gỗ của các vị thần' được giới đại gia đua nhau lùng sục
Tục lệ sờ ngực các cô gái trong tháng cô hồn ở Trung Quốc / Cao thủ cầm đầu băng đảng mạnh nhất giang hồ, vì sao võ công chỉ ngang ngửa Dương Quá thời trẻ?
Từng có nhiều cuộc ngã giá gỗ quý hiếm và đắt nhất trên thế giới thu hút sự chú ý của nhiều người. Không chỉ trên thế giới ở Việt Nam cũng có một loại gỗ có chất lượng được giới thượng lưu săn lùng. Loại gỗ đắt đỏ nhắc đến ở đây là gỗ trầm hương được mệnh danh “Gỗ của các vị thần”, 1kg có giá trị hàng tỷ đồng.
Loại gỗ này được mệnh danh là “gỗ của các vị thần”. Theo đó gỗ trầm hương được liệt kê vào danh mục nhóm một các loại gỗ quý hiếm của Việt Nam.
Gỗ trầm hương thường mọc ở các khu vực rừng Việt Nam.
Theo những người am tường về trầm thì trầm hương được tích tụ nhiều nhất ở khu vực vết thương của cây bầu dó. Cụ thể khi thân cây bầu dó bị tổn thương, cây sẽ tiết ra một loại nhựa để tự chữa lành. Theo thời gian, phần gỗ bị tổn thương được tích tụ dầu và trở thành một loại gỗ quý tỏa ra mùi hương thơm phức. Đó chính là kỳ nam, hay còn gọi là trầm hương.
Trong thực tế trầm hương được đánh giá là một trong những vật phẩm quý giá bởi mùi hương tự nhiên, mộc mạc, linh thiêng và quý phái. Nhờ hương thơm đặc biệt nên trầm hương được sử dụng để làm hương tinh dầu và nước hoa. Nổi bật loại trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Đây là một trong những nguyên liệu thô đắt nhất trên thế giới. Trầm hương được chưng cất thành tinh dầu, có thể có giá lên đến 80.000 USD/lít, được mệnh danh là "vàng lỏng".
Trầm kỳ, nam có giá hàng tỷ đồng.
Lý do loại gỗ này quý hiếm và đắt đỏ là do trầm hương đã trở thành một thành phần phổ biến trong một số loại nước hoa đắt tiền. Vài thế kỷ đã trôi qua, đến nay trầm hương vẫn là một trong những loại gỗ đắt nhất thế giới. Trầm hương loại một có giá lên tới 100.000 USD/kg (khoảng hơn 2,3 tỷ VND), theo Business Insider.
Thời gian qua có nhiều người sưu tầm trầm hương tiền tỷ. Chia sẻ về khối trầm hương “hắc kỳ” 3kg anh Nguyễn Văn Lợi ở Hà Nội báo Dân Việt cho hay, từng có khách trả giá tới hàng chục triệu USD/kg, nhưng chủ nhân của khối trầm không bán.
Hình ảnh những vết thương ở cây bầu gió tạo ra trầm hương.
Trên giới có khoảng 25 loài cây dó bầu nhưng chỉ khoảng 15 loài có khả năng tạo trầm hương, trong đó, theo Giáo sư Gishi Honda từ Đại học Tokyo, Nhật Bản, trầm hương Việt Nam có chất lượng tốt nhất thế giới. Riêng ở nước ta, trầm hương phân bố nhiều tại các khu rừng nhiệt đới, rừng nguyên sinh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Khánh Hòa. Đặc biệt là từ tỉnh Quảng Bình đi vào phía Nam cho đến đảo Phú Quốc.
Từ lâu nay trầm hương là tên gọi chung của các loại gỗ đặc biệt. Tùy thuộc vào hàm lượng tinh dầu, mùi hương và đặc điểm chất gỗ, tuổi trầm hay điều kiện phát triển trầm để có những loại khác nhau. Trong khi đó, kỳ nam là loại trầm tốt nhất trong tất cả các loại trầm và vô cùng khan hiếm. Bởi thế mà loại gỗ này được tụ trong thời gian cực kỳ lâu và trong điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khắc nghiệt. Chính vì vậy mà nó có giá bán rất đắt đỏ.
Trầm hương và kỳ nam đều được hình thành từ lõi của cây dó bầu. Tuy nhiên chúng hoàn toàn khác nhau, kỳ nam thường có giá đắt gấp 10-20 lần so với trầm hương. Kỳ nam được tạo thành từ sự biến đổi hoàn toàn các phân tử gỗ, do đó nó thường có màu nâu đậm hoặc đen, gỗ mềm gần giống như sáp ong nhưng khó nhận thấy thớ gỗ, dễ chìm trong nước. Kỳ nam có mùi thơm ngào ngạt, dù gói kín nhiều lớp thì vẫn không giấu được mùi thơm.
Kỳ nam được ví như "kim cương" và là "vua của các loại hương liệu" nhờ tính chất giữ hương thơm được lâu. Bên cạnh mùi hương thơm đặc biệt, kỳ nam còn có khả năng trị liệu. Theo đó thời gian qua nhiều người đi săn lùng kỳ nam mong "đổi đời". Mới đây nhất, xuất hiện tin đồn một người đào trúng kỳ nam ở rừng Đèo Cả (Phú Yên) bán được 10 tỷ đồng. Theo đó, cả trăm thanh niên trai tráng đã vác cuốc lên núi tìm cơ hội đổi đời. Sau khi nắm bắt thông tin lãnh đạo Công an thị xã Đông Hòa chia sẻ với VTC News:“Qua điều tra, xác minh ban đầu, thông tin có người đào được kỳ nam giá 10 tỷ đồng là tin đồn thất thiệt".
Hình ảnh 4 cây trầm khủng có giá hàng triệu USD trong một showroom ở Hà Nội. Ảnh: Báo Dân Việt.
Trầm hương được thương mại hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như miếng trầm, tinh dầu trầm, bột trầm, nhang trầm,... Trong đó trầm hương dạng miếng là sản phẩm được giao dịch hàng đầu trên toàn cầu. Một số yếu tố quyết định giá kỳ nam bao gồm lượng dầu có trong gỗ, khả năng chìm nổi của khối gỗ và kích thước của nó. Nhiều người cho rằng kỳ nam có giá trị hàng tỷ đồng/kg. Kỳ nam được ứng nhiều trong y học, trang sức, cũng như ý nghĩa lớn về phong thuỷ, tâm linh.
Kỳ nam được chia thành 4 loại chính: bạch kỳ, thanh kỳ, huỳnh kỳ và hắc kỳ. Trong đó, bạch kỳ nam có sắc trắng, chất mềm và rất nhiều dầu. Thanh kỳ nam thì có sắc ánh tím xanh. Hắc kỳ nam có sắc đen, chất dầu quyện cả vào thớ gỗ cứng và nặng. Còn huỳnh (hoàng) kỳ nam có sắc vàng. Trong đó, bạch kỳ nam vô cùng quý hiếm, được xem là "cực phẩm của cực phẩm". Thời xưa, bạch kỳ nam chỉ dành cho hoàng đế.
Trầm hương là một trong những loại gỗ đắt nhất trên thế giới. Đặc biệt, nước ta lại là một quốc gia có tiềm năng, lợi thế để có thể phát trầm hương chất lượng cao và sản lượng lớn. Theo số liệu trên báo Thanh Niên tại Việt Nam, nhiều người quen thuộc với trầm hương qua nhang trầm hay vòng tay trầm hương. Nhưng trong thực tế có cả một ngành công nghiệp liên quan đến trầm hương với giá trị ước tính tại năm 2019 là 32 tỷ USD, dự kiến sẽ đạt 64 tỷ USD vào năm 2029 (theo Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế CIFOR).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài cây ‘ăn thịt cừu’ tự bốc cháy khi nhiệt độ lên tới 40 độ, đàn cừu đến gần đồng nghĩa với cái chết!
Chợ duy nhất của Việt Nam có tên liên quan đến cái chết, nghe tên ai cũng phải rùng mình
Tại 1 nơi ở Trung Quốc, đốt lửa sưởi ấm vào ban đêm lại giống như đi tìm cái chết, con người bị cấm sinh sống!
3 giả thuyết liên quan đến cái chết của Tần Thủy Hoàng, hóa ra có liên quan đến loại 'tiên dược' này
Cái chết bí ẩn của Thái hậu Từ Hi: Sự thật lịch sử và thuyết âm mưu
Ngọn núi cao nhất thế giới: Cao hơn Everest gần 2.000m, luôn khiến các nhà khoa học lo ngại 1 điều?