Việt Nam sở hữu loài thú tiết ra hương liệu quý như vàng ở gần hậu môn, nhắc đến tên ai cũng biết
Thanh niên làm 'ăn xin trên mạng' thu nhập tháng lên đến hơn 6.000 USD, nhưng vẫn chưa bằng những người ăn xin trong lịch sử! / 5 nhân vật vô danh tiểu tốt khiến Thục Hán điêu đứng, Lưu Bị hận thấu xương nhưng không thể làm được gì
Cầy hương hay chồn hương (Viverricula indica) là một loài thú nhỏ thuộc họ Cầy (Viverridae) sống ở các khu vực đồi núi và trung du trên khắp Việt Nam, điển hình như tại nương rẫy, ven suối, trên các savan đồi cây bụi, chúng có kích cỡ tương đương với mèo nhà dài thân 54-63 cm, dài đuôi 30-43 mm, cầy hương trưởng thành nặng từ 2 đến 4 kg.
Đặc điểm nhận dạng của cầy hương là trên lưng chúng có màu từ xám nâu đến nâu vàng với các dải màu đen hoặc nâu dọc, hai bên hồng thì có đốm dọc còn đuôi có các vòng trắng đen xen kẽ nhau. Cầy hương sống đơn độc, đi kiếm ăn từ tối đến nửa đêm, đôi khi chúng săn mồi vào ban ngày, thức ăn yêu thích của cầy hương khá đa dạng chính là chuột, côn trùng hay một số loài bò sát nhỏ, chim, quả, rễ cây.
Cầy hương ngủ trong hang hoặc khúc gỗ rỗng khi không đi kiếm mồi, thời điểm sinh sản của loài vật này từ tháng 4 cho tới tháng 6, mỗi lứa con cái thường đẻ bốn hoặc năm con, thời gian mang thai trung bình kéo dài từ 65 đến 69 ngày.
Cây con mới đẻ khoảng 10 tuần tuổi sẽ đạt trọng lượng 1kg, tuổi thọ trung bình từ 8 đến 9 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Điều đặc biệt ở cầy hương đó chính là tuyến xạ nằm giữa kẽ hai tinh hoàn con đực, tuyến này tỏa ra mùi thơm giúp chúng thu hút bạn tình vào mùa sinh sản.
Tại Việt Nam, xạ hương của loài cầy hương là dược liệu quý, ngoài ra nó còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất nước hoa cao cấp. Bên cạnh đó, người ta còn nuôi cây hương để lấy thịt, sản xuất cà phê chồn.
Cầy hương còn sinh sống ở một số khu vực Nam Á, Đông Nam Á, loài vật này được du nhập vào Madagascar và trở thành một phần trong hệ sinh thái ở hòn đảo.
Chúng thuộc diện ít quan tâm trong Sách Đỏ IUCN vì sự phân bố rộng và các quần thể cầy hương khỏe mạnh sống trong cảnh quan nông nghiệp và thứ sinh ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên số lượng cầy hương hoang dã ở Việt Nam giảm đáng kể vì tình trạng săn bắn quá mức và mất môi trường sống. Do đó chúng ta cần có ý thức bảo vệ để loài thú này phát triển khỏe mạnh trong môi trường tự nhiên của chúng
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Là chủ của Thiên Đình, tại sao Ngọc Hoàng lại sợ hãi đến trốn cả vào gầm bàn, phải nhờ cậy Phật Tổ Như Lai khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung?
Phát hiện mới về nguyên nhân tuyệt chủng của loài 'quái vật' biển cổ dài
Ai được xem là ‘nhà thơ của làng cảnh Việt Nam’ ? Có bài thơ người Việt nào cũng thuộc