Trái cây độc, lạ tại miền Tây hút khách trước Tết nguyên Đán
'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam: Hàng không đang theo cơ chế độc quyền
Nhiều năm qua, cam ruột đỏ “làm mưa làm gió” ở thị trường Tết Nguyên đán. Anh Huỳnh Hoàng Sơn (ngụ xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, Đồng Tháp) là một trong những người đi tiên phong trồng loại cam này. Giống cam này khi chín có ruột đỏ au nhìn rất đẹp mắt, vị ngọt dịu đặc biệt kèm chua nhẹ. Đặc biệt, loại cam này không có hạt, dễ bóc, dễ ăn nên khách hàng rất thích. Vào thời điểm Tết hàng năm, thương lái đến tận vườn thu mua với giá từ 57- 60.000 đồng/kg, giúp nhà vườn thu lãi đậm.
Anh Sơn cho biết, “Nhưng năm nay mọi chuyện đã khác vì dịch COVID-19. Tôi đã đốn vườn cam ruột đỏ trồng nhiều năm để trồng chanh không hạt. Trước kia, các thành viên trong Tổ hợp tác cây có múi Phong Hòa trồng hơn 3 ha cam ruột đỏ nhưng hiện nay họ cũng đốn gần hết để trồng mít Thái, sầu riêng… Nguyên nhân vì đợt dịch COVID-19 vừa rồi không có người mua và không được hỗ trợ đầu ra”. Chính vì vậy, dịp Tết năm nay anh Sơn và những thành viên trong tổ hợp tác không có hàng để bán cho thị trường Tết.
Tương tự, ông Huỳnh Công Thống (ngụ phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) cũng không mặn mà với thị trường Tết năm nay. Ông Thống là người đầu tiên ở Cần Thơ trồng được cây nho thân gỗ. Loại này độc đáo ở chỗ trái có hình dáng giống trái sung, hương như rượu vang, từ vỏ đến hạt đều ăn được và có cả 3 vị chát, chua và ngọt. Hai cái Tết trước, năm nào ông cũng bán trên thị trường khoảng 300 cây nho thân gỗ thành phẩm. “Do dịch nên không còn chăm chút cây để bán trong dịp Tết Nhâm Dần. Tôi có vài chục chậu cứ để vậy tới Tết là ra trái để bán với giá từ 1,2-1,5 triệu đồng/cây, giảm 50% so với năm trước nhằm giữ mối. Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng duy trì cây giống để bán cho nhiều người có nhu cầu”
Các loại trái cây độc, lạ tại miền Tây đều hút hàng do nhà vườn giảm sản lượng.
Ông Võ Trung Thành (ngụ ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành, Hậu Giang) được mệnh danh là “cha đẻ” của bưởi hồ lô. Mỗi dịp Tết, ông đều tung ra thị trường hàng ngàn sản phẩm độc, lạ được tạo hình trên trái bưởi như: bưởi hồ lô tài-lộc, bưởi thỏi vàng… Nhưng diễn biến dịch COVID-19 trong năm 2021 đã làm ông dừng ý định sản xuất cho thị trường Tết Nguyên đán năm nay.Thông thường khoảng tháng 4 hàng năm, tôi chọn thuê những vườn bưởi Năm Roi đẹp của nhà vườn ở Vĩnh Long, Sóc Trăng và bắt đầu cho vào khuôn tạo hình. Nhưng từ tháng 5 năm nay, do dịch bệnh bùng phát, thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 nên không di chuyển được sang tỉnh khác mà làm. Vì vậy, năm nay tôi không làm bưởi hồ lô, chỉ trồng na Thái”. Theo ông Thành, tại Câu lạc bộ khuyến nông Phú Trí A còn 1 thành viên làm đào tiên hồ lô với khoảng 300 trái cho thị trường Tết.
Trong khi đó, anh Huỳnh Thanh Tâm (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cũng không làm bưởi tạo hình như mọi năm và chỉ làm dừa in chữ khoảng 300 trái theo đơn đặt hàng trước của đối tác. Anh Tâm cho biết, năm trước, anh bán ra ở thị trường Tết khoảng 5 nghìn trái dừa hồ lô, hơn 1 nghìn trái bưởi hồ lô nhưng năm nay sản lượng giảm rất nhiều do tình hình dịch. Ai đặt hàng anh mới làm để giữ mối. Riêng bưởi hồ lô năm nay tuy không làm nhưng anh bán khuôn cho nhiều nhà vườn để họ làm. Khi khách có nhu cầu bưởi hồ lộ, anh sẽ giới thiệu. Về giá bán, anh Tâm cũng thông tin là sẽ giảm khoảng 20% cho khách hàng.
Ngược với dự đoán của nhà vườn, cuối năm gần đến Tết khi hầu hết các địa phương đã chuyển sang trạng thái mới, nhiều loại trái cây đặc sản ở miền Tây bán được giá, nhà vườn phấn khởi. Ông Trần Văn Chiến- Giám đốc HTX vườn cây ăn trái Trường Khương A (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) cho biết, trong vụ cuối năm, HTX có khoảng 35 ha cây vú sữa cho trái với sản lượng thu hoạch khoảng 240 tấn. “Giá bán vú sữa tại vườn cao hơn so với cùng kỳ mọi năm. Vú sữa Lò Rèn được thương lái mua 25 nghìn đồng/kg, vú sữa bơ hồng từ 17-18 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi ngày HTX bán khoảng 1 tấn, vào cuối tháng 11 âm lịch này sẽ hết vụ”. Năm nay năng suất vú sữa đạt khá từ 8-10 tấn/ha, với giá bán như trên, nhà vườn thu lãi từ 100- 150 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, giá trái chôm chôm tại Cần Thơ, Vĩnh Long… cũng tăng mạnh, giá cao gấp 3-4 lần so với cách đây 3 tháng. Theo đó, chôm chôm Java ở mức 15-16 nghìn đồng/kg, chôm chôm Thái từ 35- 36 nghìn đồng/kg.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam