Quốc tế

'Rồng cái' Mỹ bị Nga phát hiện dù biết biến hóa

Dù được giới thiệu là dòng máy bay trinh sát hàng đầu của Mỹ nhưng U-2 Dragon Lady đã bị Nga phát hiện ngay khi tiến vào Biển Đen do thám.

Vũ khí Nga mở rộng thị trường mặc Mỹ trừng phạt / Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh?

Lực lượng phòng thủ của Nga tại khu vực Biển Đen cho biết, hôm 14/11, một máy bay do thám Lockheed U-2 Dragon Lady của Không quân Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân Akrotiri trên đảo Síp đã thực hiện chuyến bay kéo dài 5 giờ trên không phận Ukraine và quốc tế ở Biển Đen theo dõi các hoạt động quân sự của Nga.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng công khai cho biết tổng cộng 6 máy bay trinh sát của NATO đã được điều đến hoạt động ở khu vực Biển Đen trong 24 giờ. Máy bay được cho là đã bị hệ thống radar của lực lượng phòng không Nga phát hiện và theo dõi trong suốt chuyến bay.

'Rong cai' My bi Nga phat hien du biet bien hoa
Máy bay U-2 Dragon Lady.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/11 cũng phàn nàn rằng Mỹ và các đồng minh NATO của họ đang tiến hành các cuộc tập trận đột xuất ở vùng Biển Đen, tập trung không chỉ một nhóm tàu ​​hùng mạnh… mà còn cả hàng không, và hàng không chiến lược.

"Bộ Quốc phòng Nga cũng đề xuất tổ chức các cuộc tập trận ngoài kế hoạch của riêng mình trong cùng một khu vực. Nhưng tôi tin rằng điều này là không phù hợp và không cần thiết phải leo thang thêm tình hình ở đó", ông Putin nhấn mạnh.

Nói về việc phát hiện U-2 Dragon Lady, giới chuyên gia Nga cho rằng, không chỉ 'tóm sống', Nga còn có thể khiến máy bay này mất phương hướng nếu muốn dù chúng được thiết kế với những khả năng đặc biệt.

Theo nguồn tin này, kíp điều khiển máy bay U-2 Dragon Lady hiện đang được trang bị hệ thống đặc biệt có khả năng xâm nhập và sử dụng tín hiệu định vị thông qua hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS của Nga và một số nước khác.

Do thường xuyên phải hoạt động trong các vùng không phận thù địch ở độ cao lớn, phi công lái máy bay U-2 cần phải có thiết bị có khả năng định vị trong mọi tình huống và việc bẻ khóa và sử dụng bí mật hệ thống định vị khác ngoài GPS là cần thiết.

 

Để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn, Không quân Mỹ vừa mua ít nhất 100 đồng hồ dẫn đường hàng không D2 Charlie trang bị cho phi công lái máy bay U-2. Đồng hồ D2 Charlie cung cấp khả năng định vị đa kênh cho phi công, giúp họ nhận biết về vị trí tốt hơn trong không gian.

Đây có thể coi là cánh cửa lách phi công Mỹ sử dụng trong các trường hợp cần thiết. Điểm đặc biệt khác là khi đồng hồ D2 Charlie kết nối với hệ thống Garmin Connect cài đặt trên các thiết bị di động, nó sẽ cung cấp thông tin về điều kiện thời tiết ở khu vực máy bay đang hoạt động.

Việc đối chiếu tín hiệu định vị giữa GPS và các hệ thống dẫn đường nước ngoài khác cung cấp nhiều lợi ích về độ chính xác, giảm nhiễu và đa dụng hơn. Không quân Mỹ hiện có 31 vệ tinh định vị trong hệ thống dẫn đường GPS. Con số này ở hệ thống GLONASS là 24, Galileo là 30 và BeiDou là 33.

Giới quân sự Mỹ tin rằng, việc sử dụng hệ thống định vị hỗn hợp có thể thu nhận tín hiệu GLONASS mang lại nhiều lợi thế so với các thiết bị chỉ sử dụng duy nhất kênh GPS. Mặc dù cần thêm con số thống kê để khẳng định lại vấn đề này, nhưng kết quả tương tự cũng đã được khẳng định với hệ thống định vị khác như Galileo.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Nga, việc máy bay U-2 dùng hệ thống GLONASS và BeiDou có thể là sai lầm bởi Nga có thể gây nhiễu, ngắt kết nối và khiến trinh sát cơ Mỹ mất phương hướng.

 

Tình huống này đã từng đưọc Mỹ nghi ngờ xảy ra với chiếc khu trục hạm Aegis USS John S. McCain khi hoạt động trên vùng biển ngoài khơi Singapore hồi năm 2017 khi chiếc tàu này mất phương hướng và đâm vào chiếc tàu hàng. Hậu quả của vụ đâm va đã khiến hơn 10 nguời thương vong trong khi chiến hạm này bị hỏng nặng.

Kết quả điều tra sau đó được Hải quân Mỹ công bố cho thấy, tại thời điểm xảy ra va chạm, USS John S. McCain đã bị gây nhiễu tín hiệu dẫn đường vệ tinh nên bị mất phương hướng. Và tình huống sẽ tồi tệ hơn rất nhiều với U-2 nếu gặp phải tình huống tương tự và Nga hoàn toàn có đủ khả năng để làm điều đó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm