Quốc tế

'Sức mạnh quân đội Anh cách cường quốc vài năm ánh sáng'

Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đưa ra khi nói về kế hoạch hiện đại hóa sức mạnh quân đội nước này.

Tại sao quân đội Anh muốn ‘từ bỏ’ hoàn toàn xe tăng? / Quân đội Anh cố gắng gây nhiễu S-400 của Nga ở Syria

Bộ trưởng Anh khẳng định, Anh không cần một đội quân đông để chống lại một cuộc chiến tranh truyền thống. Thay vào đó, nước này cần một quân đội tinh gọn, nhưng được trang bị tốt hơn, có thể triển khai tại nước ngoài để hỗ trợ các đồng minh và răn đe kẻ thù tại các khu vực tranh chấp trên toàn cầu.

>> Xem thêm: Pháp thử vũ khí siêu thanh, vượt qua đồng minh Mỹ

'Suc manh quan doi Anh cach cuong quoc vai nam anh sang'
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh.

Theo ông Wallace, hiện tại thực trạng quân đội Anh đang rất đáng lo ngại: "Xét về sức mạnh quân sự, chúng ta đang cách xa siêu cường vài năm ánh sáng, vì thế không có lựa chọn nào ngoài việc tăng cường sự hiện diện ở tất cả các thời điểm".

>> Xem thêm: Báo Mỹ chê đạn thanh xuyên 3BM-60 Nga

Chương trình tăng cường sức mạnh với nội dung đẩy mạnh năng lực quốc phòng nhằm bảo vệ lợi ích của Anh trên nhiều lĩnh vực và mọi ngóc ngách trên toàn cầu.

Các kiến nghị được giới quan sát theo dõi sát sao mô tả chi tiết báo cáo có tựa đề "Phòng vệ trong thời đại cạnh tranh", chủ yếu tập trung đẩy mạnh Hải quân Anh và dấu ấn trên toàn cầu.

Cụ thể, kế hoạch cam kết sẽ có thêm nhiều tàu, tàu ngầm và thủy thủ, cũng như chuyển đổi lực lượng lính thủy đánh bộ thành đơn vị mới gọi là Lực lượng Biệt kích tương lai.

 

>> Xem thêm: Chuyên gia chỉ rõ hệ thống tên lửa khiến Mỹ sợ nhất

Lực lượng này sẽ được điều động "trên cơ sở lâu dài" nhằm hỗ trợ an ninh và duy trì tự do hàng hải. Lục quân sẽ thành lập một trung đoàn đặc biệt có thể hoạt động âm thầm tại những môi trường có nguy cơ cao, và được điều động nhanh khắp thế giới.

Kế hoạch nhấn mạnh lực lượng vũ trang Anh sẽ tiếp tục các hoạt động toàn cầu, bao gồm việc tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và đối phó buôn ma túy ở vùng biển Ả Rập.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Anh lưu ý về việc tiếp tục các chiến dịch hải quân với các đồng minh NATO ở vùng biển Baltic và điều động nhóm tác chiến tàu sân bay đến Thái Bình Dương.

"Trong những năm tới, chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu nhiều hơn nữa. Khắp không gian rộng lớn đó, chúng tôi sẽ thường xuyên hoạt động nhằm răn đe các kẻ thù, trấn an các bạn bè, phối hợp với các đồng minh và sẵn sàng chiến đấu nếu cần", ông Wallace tuyên bố.

 

>> Xem thêm: Tại sao Ai Cập phải mua MiG-29M của Nga khi đã có F-16C của Mỹ?

Giới chuyên gia cho rằng, việc Anh tăng cường năng lực hải quân trong thời điểm này đóng lại vai trò vô cùng quan trọng với Mỹ - quốc gia đang chịu nhiều sức ép trước sức mạnh của Hải quân Nga và sự trỗi dậy của Hải quân Trung Quốc, cùng với những cam kết mà Washington đưa ra đối với Trung Đông.

Trung Quốc đã thực hiện đợt nâng cấp và mở rộng lực lượng hải quân lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước này. Lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) hiện vận hành 2 tàu sân bay và đang đóng thêm 2 tàu sân bay khác nhằm hướng đến mục tiêu sở hữu 6 nhóm tác chiến tàu sân bay vào giữa những năm 2030.

Các tàu sân bay của Anh sẽ giúp giảm gánh nặng cho hạm đội gồm 11 tàu sân bay của Mỹ, vốn đang căng thẳng vì các đợt triển khai kéo dài. "Mỹ không thể đi một mình. Anh có tầm nhìn rõ ràng và họ đang đầu tư tiền vào đó", ông James Foggo, cựu chỉ huy của Lực lượng Hải quân Mỹ tại châu Âu nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm