Quốc tế

'Trăm chiếc F-35 không mang lại lợi thế cho NATO'

Nhận định Tạp chí Forbes đưa ra khi nói về vai trò của tiêm kích F-35 của các thành viên NATO trong cuộc chiến với Nga.

Mỹ công bố cách vô hiệu hóa tên lửa của S-300 và S-400 khi tiếp cận / Forbes: 400 chiến đấu cơ F-35 không đủ cho một cuộc chiến với Nga

Theo nội dung bài viết, quân đội châu Âu đang tăng cường khả năng phòng thủ và sử dụng các máy bay tàng hình F-35 mới. Nhưng Forbes cho rằng, việc mua những chiếc máy bay chiến đấu như vậy là một chuyện, còn việc để duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu với trang bị vũ khí, huấn luyện phi công cho chúng là một chuyện khác.

Hiện nay, các nước NATO ở châu Âu có khoảng 1.900 máy bay chiến đấu và máy bay cường kích. Nhưng chỉ 100 máy bay trong số đó là những sửa đổi mới nhất của F-35. Phần lớn những chiếc còn lại thuộc thế hệ thứ tư.

'Tram chiec F-35 khong mang lai loi the cho NATO'
Hệ thống S-400 và F-35.

Chúng có các cảm biến và vũ khí hiện đại, nhưng chúng lại sa sút về khả năng chống lại radar. Vì vậy, ngay cả những hệ thống tốt nhất trong số đó cũng dễ bị tấn công bởi các hệ thống S-300 và S-400 của Nga, những hệ thống phòng không này có thể bắn hạ máy bay địch cách xa hàng trăm km.

Tạp chí Mỹ cho rằng: "Nếu xảy ra xung đột với Nga, khả năng NATO phóng lực lượng vào không gian không thể tiếp cận để phá hủy các hệ thống phòng không. Do đó, việc hạn chế khả năng chiếm đóng lãnh thổ của liên minh và mở đường cho các hoạt động liên quan của NATO sẽ bị đặt dấu hỏi ngay từ đầu".

Mặc dù vậy, những chiếc F-35 có thể bay sát các hệ thống phòng thủ của Nga và tiêu diệt chúng. Và việc mua sắm máy bay thế hệ thứ 5 hiện tại và trong tương lai có thể thay đổi cơ bản hoạt động không quân của NATO, qua đó tăng cường sự tham gia của các quốc gia châu Âu vào sứ mệnh của liên minh.

Theo nguồn tin này, các quốc gia châu Âu sẽ mua hơn 400 chiếc F-35 vào năm 2030. Nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có mua được đủ đạn dược dẫn đường chính xác và có thể huấn luyện phi công đúng cách hay không. Hiện vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc máy bay sẽ có thể cất cánh vào một thời điểm nhất định.

Các phi công có một vấn đề, họ cần huấn luyện các kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm cả việc phá hủy hệ thống phòng không của đối phương. Điều này có thể được thực hiện, trong các cuộc tập trận diễn ra nhiều lần trong năm.

 

Nhưng theo quy định của các cuộc tập trận đó, ban tổ chức chỉ có thể chia sẻ dữ liệu chiến thuật với những người tham gia đến từ Anh.

F-35 có giá khoảng 100 triệu USD/chiếc, nhưng chúng không đáng tin cậy. Ví du, Hà Lan sẽ mua 43 chiếc, tuy nhiên chỉ 4 chiếc được triển khai, vì số còn lại sẽ được bảo dưỡng hoặc trong đang thời gian huấn luyện.

"Chính vì vậy, với 400 chiến đấu cơ có vẻ là nhiều, nhưng trên thực tế số sẵn sàng chiến đấu lại ít hơn nhiều và chúng không đủ cho một cuộc chiến với Nga", báo Mỹ kết luận.

Cùng với đó, tạp chí khác của Mỹ là National Interest cũng thừa nhận rằng với khả năng vượt trội với sản phẩm cùng loại của phương Tây, S-400 của Nga thừa sức diệt gọn cả tiêm kích F-22/35 của Mỹ.

Theo tạp chí Mỹ, ưu điểm lớn nhất của S-400 là có thể phóng cùng lúc nhiều tên lửa với nhiều tầm bắn khác nhau, từ 40, 120, 250 và 400km.

 

Tính năng vượt trội tiếp theo của một trong những đạn tên lửa phòng không (9M96E2 với tầm bay xa 120 km), mà S-400 có thể phóng ra. Báo Mỹ viết rằng loại tên lửa này không chỉ bay với vận tốc 5km/s mà còn có khả năng triệt hạ các mục tiêu đang bay ở độ cao chỉ 5 mét so với mặt đất.

Với khả năng đặc biệt của mình, hệ thống S-400 của Nga hoàn toàn có thể phát hiện và diệt gọn cả những tiêm kích tàng hình tối tân của Mỹ như F-22 và F-35.

Vì vậy, National Interest nhấn mạnh rằng S-400 tạo điều kiện cho Nga đạt lợi thế so với Mỹ và phương Tây khi sở hữu dàn chiến đấu cơ không quá nhiều.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm