B-52H tái ngũ từ nghĩa địa 'lợi hại xưa'
Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí / Bán S-500, Nga đã có vũ khí mạnh hơn...
Đến nay, lực lượng máy bay tầm xa Mỹ đã đưa ít nhất 2 chiếc máy bay ném bom B-52H trở lại biên chế. Chiếc gần đây nhất là B-52 với tên gọi Wise Guy được tái ngũ hồi đầu năm 2021.
Chiếc oanh tạc cơ này được chế tạo vào đầu những năm 1960 và đưa đi niêm cất ở sa mạc Arizona vào năm 2008 sau khi ngừng hoạt động. Trước đó một chiếc oanh tạc cơ B-52H khác với tên gọi Ghost Rider là chiếc đầu tiên cũng đã được gọi tái ngũ vào năm 2015.
B-52H bay thử sau khi được sửa chữa. |
Việc những chiếc B-52H quay lại hoạt động được đánh giá có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn hẳn những chiếc đang có trong trang bị. Những chiếc B-52H này giúp Không quân tầm xa Mỹ đảm bảo quy mô 76 chiếc B-52H.
Theo Đại tá Robert Burgess, người điều khiển chiếc B-52H bay thử nghiệm sau sửa chữa từ nghĩa địa cho biết, để có thể trở lại bầu trời, các chuyên gia đã phải khắc phục vết nứt ở càng đáp, thay thế động cơ. Các ắc quy ống dẫn và lốp cũng cần được thay thế.
Hệ thống thoát hiểm của máy bay cũng cần được đại tu, để tổ lái có thể rời máy bay một cách an toàn trong trường hợp khẩn cấp, hầu hết hệ thống điện tử đã phải thay thế.
Sau khi hoàn tất sửa chữa sơ bộ, các kỹ thuật viên tiến hành hàng loạt thử nghiệm với động cơ, càng đáp, ống dẫn nhiên liệu và hệ thống thoát hiểm để chắc chắn chiếc B-52H có thể cất cánh.
Theo quy định của Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) được Mỹ và Nga ký năm 2010, hai bên sẽ giới hạn số lượng hệ thống vũ khí hạt nhân trong biên chế mỗi nước.
Mỹ quyết định duy trì tối đa 76 oanh tạc cơ B-52H và chỉ được tăng số lượng máy bay này nếu chấp nhận cắt giảm những vũ khí chiến lược khác như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III và Trident.
Dù vẫn duy trì được con số 76 chiếc B-52H nhưng năng lực của đội bay tầm xa của Mỹ đang suy giảm. Thực trạng này đã được chính Không quân Mỹ thừa nhận.
Hiện nay máy bay ném bom chính của Không quân Mỹ vẫn là B-52H, loại máy bay cất cánh lần đầu vào năm 1952. Trong số 744 chiếc được chế tạo từ trước tới nay, hiện có 76 chiếc B-52H được nâng cấp vẫn còn được sử dụng.
Chúng không còn khả năng vượt qua hệ thống phòng không hiện đại, tuy nhiên chúng vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040 và được trang bị các loại tên lửa tầm xa và bom định hướng.
Oanh tạc cơ B-1B Lancer của Không quân Mỹ (hiện có tổng cộng 62 chiếc) đã không còn được trang bị vũ khí hạt nhân và chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ. Những loại máy bay này cũng sẽ tiếp tục được sử dụng cho đến năm 2040.
Như vậy, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit là loại vũ khí duy nhất có thể xâm nhập và đánh bom tầm xa mà Mỹ đang có. Vốn là loại phi cơ đắt tiền, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc và đã từng bị tổn thất khi một phi cơ B-2 bị rơi trong một tai nạn gần đảo Guam.
Tuy nhiên, do B-2 được thiết kế từ cuối thập niên 1970 nên nhiều thiết bị trên máy bay ngày càng trở nên lỗi thời trong cả hệ thống động cơ và công nghệ tàng hình.
Chính vì vậy, giới chuyên gia cho rằng vượt qua lưới lửa phòng thủ mạnh như của Nga hiện nay là điều gần như không thể với đội bay tầm xa của Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo