Quốc tế

Bayraktar giúp Ukraine thay đổi cục diện tại Donbass, Biển Azov?

Theo chuyên gia quân sự Mỹ Francis Fukuyama, với việc vận hành những chiếc Bayraktar TB2, Ukraine có thể làm thay đổi cục diện tại Donbass và Biển Azov.

Mìn biển - vũ khí bất đối xứng mà Australia cần phải sở hữu? / Chuyên gia Nga: S-550 sẽ thuộc loại vũ khí chống vệ tinh

Nhận định được vị chuyên gia người Mỹ đưa ra khi nói về việc quân đội Ukraine đang tích cực huấn luyện với máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar TB2 sẵn sàng cho kịch bản tấn công tại Doonbass và đối thủ tại Biển Azov.

Bayraktar giup Ukraine thay doi cuc dien tai Donbass, Bien Azov?
Máy bay Bayraktar.

"Bayraktar TB2 có thể giúp Kiev thay đổi cục diện chiến trường tại những nơi xảy ra xung đột mà nó tham gia. Đây chính là lý do khiến Moscow đặc biệt quan tâm và tỏ ra lo ngại với dòng máy bay này", Francis Fukuyama viết.

Những chiếc Bayraktar TB2 là vũ khí mà lực lượng ly khai miền Đông và đối thủ tại Biển Azov tỏ ra đặc biệt lo ngại, điều này đã thể hiện qua các phát ngôn của họ từ hồi cuối năm 2018, ngay sau khi xuất hiện thông tin Ukraine đang có kế hoạch mua sắm phương tiện tác chiến đặc biệt trên.

Quân ly khai tỏ ý đặc biệt chú ý chiếc Bayraktar của Ukraine, bởi ngoài chức năng trinh sát thì nó còn mang được vũ khí có điều khiển chính xác. Những máy bay không người lái tấn công đích thực này là phương tiện lần đầu tiên xuất hiện trên chiến trường miền Đông.

Phi đội UCAV của Ukraine sẽ tiến hành trinh sát và truyền dữ liệu theo thời gian thực, sẽ giúp các cấp chỉ huy đưa ra được phản ứng nhanh nhất. Nhờ tên lửa không đối đất do Thổ Nhĩ Kỳ chuyển giao công nghệ, thậm chí phương tiện này có thể tấn công ngay lập tức mà không cần xin chi viện hỏa lực từ tuyến sau.

Những chiếc máy bay không người lái vũ trang của Quân đội Ukraine được dự báo sẽ gây khó khăn cho quân ly khai miền Đông và có thể trở thành phương tiện thay đổi cục diện trong cuộc xung đột trên Biển Azov.

 

Để có thể thực hiện được những nhiệm vụ trên, UCAV Bayraktar TB2 có khả năng cất hạ cánh tự động hoàn toàn thông qua cơ chế bay theo quán tính và đối chiếu tọa độ dựa trên hệ thống định vị toàn cầu GPS.

Trần bay của chiếc Bayraktar đạt tới con số 6.800 m, thời gian hoạt động liên tục trên không lên tới 24 giờ, UCAV này được trang bị tên lửa UMTAS và một số chủng loại khác.

Thông qua việc đưa vào sử dụng máy bay không người lái Bayraktar, Quân đội Ukraine cho thấy họ đang tiến lên xây dựng một lực lượng tác chiến hiện đại theo đúng chuẩn NATO.

Thông tin được vị chuyên gia Mỹ đưa ra khá rõ ràng nhưng giữa tuyên bố và việc những chiếc máy bay này có hoàn thành nhiệm vụ hay không là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Bởi Bayraktar là dòng UCAV không phải tàng hình, tốc độ bay khá chậm.

Đây chính là lý do khiến Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất từng bị bắn hạ hơn 20 chiếc chỉ sau hơn 1 tuần hoạt động tại chiến trường Idlib, Syria hồi năm 2020. Chính vì vậy, chúng còn phải đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ rất lớn hơn khi gặp đối thủ có lực lượng phòng không mạnh như Nga.

 

Hiện những hệ thống phòng không Pantsir, Buk, Tor... của Nga đều được coi là 'sát thủ' với mọi mục tiêu trong tầm bắn, trong đó có cả UAV.

Vì vậy, nếu dùng Bayraktar để đối phó với Nga trên Biển Azov là bài toán gần như không có lời giải với Ukraine do lực lượng Nga được trang bị tối tân hơn quân đội Syria rất nhiều trong khi phiên bản xuất khẩu của Bayraktar đã bị Thổ cắt giảm một số tính năng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm