Quốc tế

Đòn diệt vệ tinh Nga khiến đối thủ về thời đồ đá

Theo ông Sergei Shoigu, việc nước này diệt thành công vệ tinh chỉ nhằm thử nghiệm khả năng chiến đấu của vũ khí mà không hề gây nguy hiểm cho ISS.

Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh? / Ông Putin: Vũ khí Nga đặt tàu chiến Mỹ vào tầm ngắm

Tuyên bố hôm 16/11, Bộ Quốc phòng Nga Sergei Shoigu xác nhận vũ khí Nga đã bắn trúng và phá hủy thành công một vệ tinh đã ở trên quỹ đạo từ năm 1982. "Những mảnh vỡ hình thành không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với hoạt động của Trạm không gian quốc tế - ISS", ông Sergei Shoigu nói.

Cùng với đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định: "Vụ bắn thử tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế và không nhằm vào bất kỳ ai". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phủ nhận hành động của nước này đe dọa ISS và gọi các chỉ trích nhắm vào Nga là "đạo đức giả".

Don diet ve tinh Nga khien doi thu ve thoi do da
Nga phóng thử tên lửa có thể diệt được vệ tinh.

Phản ứng của Nga được đưa ra sau khi vụ thử vũ khí chống vệ tinh của nước này vấp phải phản ứng mạnh từ Mỹ, NATO và châu Âu. Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định họ không được thông báo trước về vụ thử tên lửa chống vệ tinh của Nga.

Mỹ cho rằng vụ bắn thử ngày 15/11 của Nga tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ lớn có thể theo dõi và hàng ngàn mảnh vỡ nhỏ khác. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mô tả vụ thử là một hành động liều lĩnh và đáng lo ngại, chứng tỏ Nga đang phát triển vũ khí diệt vệ tinh.

Người đứng đầu Quốc phòng Pháp Florence Parly cũng chỉ trích vụ thử và ám chỉ Nga là "những kẻ phá hoại không gian" vì tạo ra một lượng mảnh vỡ nguy hiểm. Bộ Ngoại giao Đức thì bày tỏ lo ngại về vụ thử tên lửa và kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để củng cố an ninh và lòng tin.

Trong khi đó, chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Tyler Rogoway thì cho rằng, không phải ngẫu nhiên Nga lại lại mang vũ khí diệt vệ tinh ra thử nghiệm vào lúc này - thời điểm Mỹ và NATO đang tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới Nga tại Biển Đen, Biển Bắc và một số khu vực khác.

Theo vị chuyên gia này, hiện có hơn 1.300 vệ tinh đang hoạt động trên các quỹ đạo gần và xa Trái đất (gần một nửa là của Mỹ, chiếm số lượng lớn trong số đó được sử dụng cho mục đích quân sự), tạo thành một mạng lưới cung cấp cho toàn thế giới những khả năng giao tiếp, định vị toàn cầu, dự báo thời tiết và do thám hành tinh.

 

Có nhiều cách để vô hiệu hóa hay thậm chí phá hủy các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất. Với các phương tiện phá vệ tinh thuộc loại vũ khí, trước đây, Mỹ và Liên Xô cũng đã từng phát triển bom hạt nhân trên quỹ đạo hay mìn không gian - tức là tàu vũ trụ tự phát nổ, tìm kiếm và phóng hàng triệu mảnh vỡ vào vệ tinh đối phương.

Vũ khí laser có thể được sử dụng để tạm thời vô hiệu hóa hay gây tổn hại thường xuyên đến các thành phần của vệ tinh, đặc biệt là mạng lưới cảm biến mỏng manh và sóng vô tuyến hay vi sóng có thể gây nhiễu hoặc tấn công đường truyền đến hoặc từ các trạm kiểm soát trên mặt đất.

Với công nghệ hiện nay, các tên lửa chống vệ tinh cũng là một sát thủ ghê gớm đối với các vệ tinh trên quỹ đạo. Không cần dùng đầu đạn nhưng các tên lửa chống vệ tinh hiện đại theo phương pháp động năng cũng đủ sức phá hủy vệ tinh.

Chuyên gia Mỹ nhận định rằng, các đối thủ hiện nay sẽ cố sức dìm nhau vào tình trạng "công nghệ thời Trung cổ", tức là triển khai đầu tiên một cuộc "Chiến tranh giữa các vì sao" nhằm tìm mọi cách phá hủy tất cả các loại vệ tinh của đối phương, kể cả quân sự và dân sự.

Cuộc sống của con người hiện đại phần nhiều phụ thuộc vào công nghệ vệ tinh, mà hiện nay Nga cho thấy đang đẩy nhanh phát triển loại vũ khí này. Loại vũ khí Nga vừa thử rất có thể là một trong số những loại Moscow đang phát triển.

 

Nếu Nga diệt thành công vệ tinh do thám, định vị và thông tin liên lạc, cuộc chiến của đối thủ sẽ quay trở lại thời kỳ tiền kỹ thuật số, tức là đối thủ của Nga sẽ giao tranh y như trong Thế chiến I hoặc Thế chiến II.

Don diet ve tinh Nga khien doi thu ve thoi do da
Tiêm kích F-15 Mỹ phóng thử tên lửa diệt vệ tinh.

Sự nguy hiểm của vũ khí diệt vệ tinh không phải bây giờ mưới được biết đến mà ngay từ thời Chiến tranh lạnh, Mỹ đã thử nghiệm thành công loại vũ khí này.

Vụ thử diễn ra 13/09/1985, chiếc F-15A mang số hiệu 76-0084 đã phóng thành công một tên lửa ASM-135 ASAT cách khoảng 322km về phía Tây của căn cứ không quân Vandenberg, phá hủy thành công vệ tinh P87-1 ở độ cao 555km cách mặt đất.

Chiếc F-15 bay ở tốc độ Mach-1,22 rồi thực hiện một pha leo lên cao với góc tấn 65 độ, tên lửa ASM-135 được tách khỏi F-15 ở độ cao 11,61km cách mặt đất, đầu đạn MHV va chạm với vệ tinh ở tốc độ lên đến 24.140km/h.

Sự kiện này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêu diệt thành công vệ tinh bên ngoài Trái đất. Nhưng không rõ vì nguyên nhân gì kể từ đó đến nay, chương trình ASM-135 đã không được Không quân Mỹ nhắc đến.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm