Quốc tế

F-35, F/A-18 chứng minh cất cánh tốt với đường băng nhảy cầu

Nhà sản xuất Mỹ vừa chứng minh cho khách hàng Ấn Độ thấy khả năng F-35, F/A-18 cất cánh tốt với đường băng kiểu nhảy cầu giống tàu sân bay Ấn Độ.

Tên lửa Nga đánh trúng điểm yếu nhất của xe tăng cách 100 km / Belarus chuyển hàng loạt vũ khí hạng nặng đến tuyến biên giới sát NATO

Chiếc tiêm kích hạm của Boeing có khả năng cất cánh với đường băng kiểu nhảy cầu tương tự trên tàu sân bay Ấn Độ là chiếc F/A-18E/F. Thực tế, việc thử nghiệm với kiểu cất cánh này đã được nhà sản xuất Mỹ thực hiện từ những năm 1980.

Phiên bản vừa được công bố đã được cải tiến và nâng cấp một số tính năng để thích nghi với tác chiến hiện đại trên biển và phù hợp với thiết kế khiêm tốn về kích thước của tàu sân bay kiểu nhảy cầu so với những hàng không mẫu hạm của Mỹ với hệ thống máy phóng tối tân.

F-35, F/A-18 chung minh cat canh tot voi duong bang nhay cau
Tiêm kích F/A-18 cất cánh với đường băng kiểu nhảy cầu.

Cùng vợi việc tuyên bố F/A-18 tương thích với boong phóng kiểu nhảy cầu, nhà sản xuất của F-35B cũng có tuyên bố tương tự khi khẳng định rằng, với tính năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng, phiên bản B của dòng máy bay thế hệ 5 này của Mỹ có thể hoạt động tốt trên tàu sân bay có kích thước khiêm tốn và đường băng phóng kiểu nhảy cầu.

Theo trang Drive, cả hai dòng máy bay này hiện đang chứng minh là những tiêm kích hạm mạnh mẽ và tối tân hàng đầu trên thế giới. Chúng sở hữu những công nghệ tối tân và khả năng tác chiến vượt trội so với Su-33, MiG-29K do Nga phát triển và J-15 của Trung Quốc.

Hiện chưa rõ phản ứng chính thức của Ấn Độ với sự mời chào của Mỹ nhưng trước khi những thông tin này xuất hiện, hãng Boeing tuyên bố đã thảo luận với đối tác tại Ấn Độ là Mahindra Defense Systems (MDS) và Hindustan Aeronautics Limited (HAL) để sản xuất tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet theo sáng kiến "Sản xuất tại Ấn Độ".

Sau các cuộc thảo luận với các đối tác Ấn Độ trong khuôn khổ triển lãm hàng không Ấn Độ 2019 diễn ra tại thành phố Bengalore, đại diện Boeing cho biết các bên đang phát triển các kế hoạch toàn diện để thành lập một "nhà máy tương lai" mới nhằm sản xuất máy bay F/A-18 Super Hornet.

Chương trình này được kỳ vọng sẽ phát triển một căn cứ hàng không vũ trụ quốc phòng hiện đại để có thể thúc đẩy các chương trình khác, tạo ra một lực lượng hàng không vũ trụ trình độ cao đạt đẳng cấp thế giới.

 

Với trường hợp của F-35B, truyền thông Ấn Độ cho rằng, Bộ Quốc phòng nước này có kế hoạch mua tiêm kích tàng hình Mỹ thay vì máy bay cùng thế hệ Su-57 từ Nga.

Với tiến độ phát triển Su-57 của Nga hiện tại, ngay cả khi muốn mua, Ấn Độ có thể phải chờ ít nhất 5 năm nữa. Trong khi đó, nếu lựa chọn F-35B, nhà sản xuất Mỹ có thể chuyển giao nhanh đến không ngờ, truyền thông Ấn Độ cho biết.

Đây chính là lý do Ấn Độ có thế đang cân nhắc việc mua tiêm kích hạm Mỹ trang bị cho tàu sân bay của mình. Nhưng ngay cả khi việc mua sắm này được Ấn Độ thông qua, thương vụ này vẫn có trở ngại lớn về giá thành.

Cùng với đó, hiện tại công nghiệp quốc phòng Ấn Độ cũng đã sản xuất và thử nghiệm thành công tiêm kích hạm hạng nhẹ LCA Tejas. Trong khi đó MiG-29K do Nga sản xuất vẫn hoạt động ổn định.

Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, muốn đưa được tiêm kích hạm của mình lên tàu sân bay Ấn Độ, Mỹ phải dành nhiều ưu đãi cho khác hàng châu Á này, những ưu đãi có thể không chỉ đơn thuần là chuyện giá cả.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm