Hàng không mẫu hạm bay: Ý tưởng “điên rồ” hay khả thi của Lầu Năm Góc?
'Nga đi trước cả thế giới về vũ khí siêu thanh' / Mỹ thừa nhận thử nghiệm vũ khí siêu thanh thất bại
Những con tàu sân bay đang ngày càng trở thành mục tiêu dễ bị tấn công. Giống như những tòa lâu đài trung cổ ở thời của những khẩu đại bác, những công nghệ ngày càng tiên tiến đang khiến hàng không mẫu hạm trở nên “yếu thế”. Vệ tinh và radar có thể dễ dàng định vị tàu sân bay. Và chỉ cần 1 tên lửa uy lực là đủ khiến con tàu sân bay trở nên vô dụng, cho dù chỉ 1 phát bắn chưa đủ để đánh chìm nó.
Hải quân Mỹ hiện nay đặc biệt lo ngại về tên lửa DF-26 của Trung Quốc. Loại vũ khí được đưa vào sử dụng năm 2018 này là tên lửa đạn đạo cơ động (nghĩa là chúng có thể thay đổi đường tiếp cận sau cùng, thay vì chỉ tuân theo quy luật trọng lực). Chúng còn được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”. Tên lửa DF-26 có thể được phóng đi từ một chiếc xe tải, và có thể mang đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường.
Theo nhà chiến lược hải quân Bryan Clark tại Viện Hudson, mối đe dọa từ DF-26 là đủ lớn để Mỹ phải giữ các tàu sân bay ở khoảng cách ít nhất 1.600km từ bờ biển Trung Quốc. Khoảng cách này còn xa hơn tầm hoạt động của máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay nếu chúng không được tiếp nhiên liệu trên không. Lầu Năm Góc vì thế cũng cần phải có những tính toán khác.
Có một ý tưởng đang được thử nghiệm, đó là biến những chiếc máy bay phù hợp thành hàng không mẫu hạm bay, có khả năng triển khai và thu hồi máy bay không người lái ở trên không. Đây được gọi là ý tưởng trở lại tương lai, bởi thực chất chúng đã có từ năm 1917. Ý tưởng này cho phép tàu sân bay trên biển tránh xa khỏi nguy hiểm.
UAV Gremlin và “lâu đài trên không” C-130
Hiện nay, các cơ quan nghiên cứu dự án tiên tiến của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) đang thực hiện một dự án có tên là Gremlins. Một chiếc UAV Gremlin nặng 680kg và có sải cánh gần 3,5 mét. Một khi được triển khai, chiếc UAV này có thể bay tới 500km và theo như Scott Wierzbanowsk – người đứng đầu dự án Gremlin mô tả, thì chúng có thể “tạo ra sự tàn phá”. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, UAV Gremlin có thể trở về “tàu mẹ”.
Gremlin sẽ hoạt động trong các hạm đội, dưới sự điều khiển của con người. Chúng tương tự như những “cánh tay trung thành” - các phi đội UAV yểm trợ cho các tiêm kích có lái trong các cuộc chiến. Tuy nhiên, thay vì cất hạ cánh từ mặt đất hay tàu sân bay thông thường, Gremlin lại hoạt động hoàn toàn trên không trung.
Những chiếc Gremlin có thể thực hiện nhiệm vụ chặn đường liên lạc, gây nhiễu tín hiệu và săn tìm mục tiêu để hủy diệt hay yểm trợ cho những chiếc tiêm kích có lái. Đồng thời, các UAV Gremlin cũng có thể chưa sẻ thông tin với nhau, chuyển thông tin mục tiêu và trinh sát về tàu mẹ. Chúng có thể được trang bị tên lửa nhỏ hoặc chất nổ để tấn công tự sát.
Kiểu “bầy đàn” của Gremlin chắc chắn sẽ đi kèm với những mất mát. Tuy nhiên, theo nhà chế tạo Dynetics, việc thu hút hỏa lực của đối phương có lẽ mới là mục tiêu chính. Các tính toán cho thấy, việc chấp nhận hy sinh một hay hai chiếc Gremlin để phá hủy một hệ thống tên lửa phòng không của kẻ thù là một cuộc trao đổi “hời”.
Để đạt được một mục tiêu đó, chi phí cho mỗi chiếc Gremlin phải ở mức rất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc chúng có thể được làm từ những vật liệu rẻ tiền và có tuổi đời không cao.
Lựa chọn về hàng không mẫu hạm, hay “tàu mẹ” cho những chiếc Gremlin có thể là chiếc máy bay chở hàng C-130 được cải tiến, có khả năng mang được 4 chiếc UAV ở giá treo bom dưới cánh.
Việc triển khai những chiếc UAV cũng vì thể mà tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, phần khó khăn nhất là thu hồi chúng trên không sau mỗi nhiệm vụ. Về điểm này, nhà phát triển Dynetics cho biết họ đã thiết kế hệ thống thu hồi đặc biệt phù hợp với giá trượt hàng trên chiếc C-130.
Sparrowhaws của General Atomics và dự án của Lục quân
Hiện tại, còn có nhiều ý tưởng tương tự đang được phát triển. Trong số này có dự án của hãng General Atomics (GA), nhà sản xuất loại UAV Predator. Những thiết bị bay không người lái này bắt đầu có dấu hiệu già cỗi, nhưng hãng GA muốn thổi một luồng sinh khí mới bằng cách chế tạo ra một phiên bản mới: Một chiếc không mẫu hạm cho các loại UAV nhỏ hơn có tên gọi là Sparrowhaws. Các UAV này có thể trang bị các thiết bị tình báo, giám sát và trinh sát, các bị gây nhiễu điện tử và có khả năng mang chất nổ.
Những cuộc thử nghiệm đầu tiên được thực hiện từ tháng 9/2020 dù Sparrowhawks vẫn chưa được đưa lên máy bay và GA cũng không giải thích chúng sẽ được thu hồi trên không như thế nào.
Lục quân Mỹ cũng có kế hoạch sử dụng trực thăng phù hợp để làm “tàu mẹ” triển khai UAV. Những UAV này, giống như Gremlin, sau khi được triển khai, có thể mở cánh, với sải cánh tới 2,5 mét. Trong một cuộc thử nghiệm mùa hè năm2020, 6 chiếc UAV được triển khai từ trên không đều được thu hồi trên không, dù không phải là trở về chiếc Black Hawk nơi chúng xuất phát trước đó. Thay vào đó, chúng được thu hồi bởi một chiếc trực thăng khác.
Dù vậy, những hàng không mẫu hạm trên không này cũng có những hạn chế. Việc thu hồi UAV trên không khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự chính xác trong khi cũng làm mất thời gian quý báu. Đối phương có thể tận dụng quá trình này để tung đòn bắn hạ tàu mẹ một cách dễ dàng.
Các nhà xây dựng lâu đài đã giải quyết vấn đề từ những khẩu đại bác bằng cách thiết kế lại cho pháo đài xuống thấp hơn với những bức tường dày và được bảo vệ tốt hơn. Điều đó đã có hiệu quả. Tuy nhiên, việc đưa hàng không mẫu hạm lên bầu trời có thành công được như vậy hay không khi mà các công nghệ hiện đại không ngừng phát triển thì vẫn còn hỏi còn bỏ ngỏ./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025