Mìn chống tăng tự động trong kho vũ khí quân đội Mỹ
Anh quyết định tăng 40% số lượng vũ khí hạt nhân / Mỹ đoán mục đích Nga dồn vũ khí đến Crimea
Lục quân Mỹ đang muốn phát triển loại mìn chống tăng mới có thể tự động phát hiện sự xuất hiện của các phương tiện đối phương, sau đó sẽ bắn các loại bom, đạn con vào không trung để tấn công chúng từ phía trên - khu vực dễ bị tổn thương nhất của xe tăng và các loại xe bọc thép khác.
Mỹ hy vọng có thể liên kết những vũ khí này với các loại mìn khác trong các bãi mìn được nối mạng dày đặc để giảm rủi ro cho các lực lượng thân thiện và dân thường vô tội.
Theo The Drive, ngày 1/4/2021, Kho vũ khí Picatinny của Quân đội Mỹ ở New Jersey đã đăng một thông báo ký hợp đồng đề xuất cho “Nguyên mẫu tấn công hàng đầu của chướng ngại vật địa hình (TSO).
Hệ thống “tấn công hàng đầu” được hình dung là một cấu phần (cấu phần 1) của hệ thống gồm ba cấu phần, có tên là “Common Anti-Vehicle Munition” - CAVM, (tạm dịch là “vũ khí chống các phương tiện thông thường”).
Hai cấu phần khác là mìn “tấn công gầm” (“bottom attack” mine - cấu phần 2) và kiến trúc mạng (cấu phần 3) sẽ liên kết các bãi mìn có cả hai loại (cấu phần 1 và 2), cùng con người thực, thông qua Trạm điều khiển từ xa (Remote Control Station - RCS) là máy tính chiến thuật cầm tay dạng máy tính bảng.
Hệ thống “tấn công hàng đầu” bao gồm đạn tấn công hàng đầu, mô-đun phóng đạn (dispenser launcher module - DLM), RCS và khả năng lập chướng ngại vật - cách và vị trí bố trí tối ưu các bãi mìn.
Các loại mìn tấn công hàng đầu cần có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu cách xa tới 50 m; các hệ thống được được cài đặt sẽ có khả năng hoạt động ở chế độ chờ trong tối đa 6 tháng với khả năng chuyển sang chế độ sẵn sàng trước 30 ngày. Với RCS, Lục quân muốn nó có thể giám sát 12 bãi mìn riêng lẻ, trung bình mỗi bãi có diện tích khoảng 37.000 m2.
Trình bày tóm tắt của Quân đội mỹ cho thấy các thành phần khác nhau của một bãi mìn CAVM được nối mạng trong tương lai, bao gồm các liên kết dữ liệu ngoài tầm nhìn được kích hoạt bởi vệ tinh. Ảnh: TheDrive |
Theo lực lượng này, DLM cá nhân và RCS nên kết nối qua hai chiều ở khoảng cách lên đến 5 km. Kết nối hai chiều cho phép các bãi mìn thông báo “tình trạng” của chúng cho người vận hành, chẳng hạn như liệu các quả mìn cụ thể có nhắm trúng mục tiêu hay không hoặc vì lý do nào đó đã bị vô hiệu. Điều này cũng cho phép người điều khiển bật và tắt các bãi mìn theo ý muốn, để các lực lượng thân thiện đi qua hoặc vô hiệu hóa chúng nếu dân thường đột nhiên tiến vào bãi mìn.
Mặc dù các mìn này sẽ cho phép các lực lượng Mỹ nhanh chóng tạo các bãi mìn trên các khu vực rộng lớn hơn, bao gồm cả phía sau chiến tuyến của kẻ thù để làm phức tạp thêm hoạt động di chuyển của đối phương, nhưng vẫn chưa rõ việc này sẽ được thực hiện như thế nào.
Lục quân Mỹ không tiết lộ phương cách hoạt động của mìn tấn công hàng đầu, nhưng đây không phải là hệ thống đầu tiên mà họ có được. CAVM sẽ được cải thiện khả năng sát thương so với các thế hệ bom tấn công từ phía trên trước đây (M93 Hornet và XM204).
M93 Hornet, còn được gọi là “Đạn diện rộng” (Wide Area Munition - WAM) dùng các cảm biến địa chấn và âm thanh để phát hiện các mục tiêu, được đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1990. Sau khi phát hiện được mục tiêu, M93 sẽ bắn một quả đạn con gắn cảm biến hồng ngoại để tấn công. Một cảm biến khoảng cách sẽ kích nổ bom, đạn con phía trên mục tiêu.
Đầu đạn được thiết kế theo cách mà lực nổ sẽ tạo ra khiến một lõi làm từ tantalum nặng 450 gam bay nhanh xuyên giáp, tạo các mảnh đạn bổ sung để tăng thêm hiệu ứng sát thương. Lục quân đã có kế hoạch tích hợp M93 vào các hệ thống rải mìn khác nhau, chẳng hạn như Volcano, có thể được rải từ xe tải hoặc trực thăng để nhanh chóng tạo các bãi mìn trên các khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực và Hornet vẫn chủ yếu là một hệ thống sử dụng thủ công nên khó có thể nhanh chóng tạo bãi mìn quy mô lớn.
Thông tin chi tiết về XM204 còn ít hơn, nhưng nó được mô tả là một “hệ thống bom, đạn” có thể phóng các loại bom, đạn con từ bệ phóng được lắp đặt thủ công trên mặt đất. Nó cũng được gọi là WAM và có thể đơn giản là một thiết bị phóng trên mặt đất để sử dụng với M93 hiện có hoặc một biến thể của nó.
Lục quân hiện đang bắt đầu tìm kiếm ứng viên thay thế cho cả M93 và XM204 mặc dù hệ thống XM204 chỉ mới trải qua các quy trình Đánh giá Thiết kế Hệ thống Cơ bản vào năm ngoái. Kết quả của những đánh giá đó không rõ ràng, nhưng chúng đã bị trì hoãn do đại dịch Covid-19 đang diễn ra.
Hình dáng và chức năng của các loại mìn thuộc các hệ thống M93 và XM204, cũng như CAVM trong tương lai, ở nhiều khía cạnh tương tự như đạn gắn ngòi cảm biến (Sensor Fuzed Munition - SFM) BLU-108/B. Các cấu phần của SFM có nguồn gốc từ một dự án bom mìn trước đó được gọi là Mìn chống giáp tăng tầm (Extended Range Anti-Armor Mine - ERAM). Không quân Mỹ đang được trang bị các loại bom, đạn chùm, còn được gọi là Vũ khí gắn ngòi cảm ứng (Sensor Fuzed Weapons - SFW), được trang bị các loại bom, đạn con là SFM.
Đây không phải là lần đầu tiên Lục quân Mỹ muốn có các bãi mìn “thông minh” được nối mạng với mục tiêu nâng cao độ tin cậy và an toàn, cũng như hạn chế khả năng các quả mìn chưa nổ trở thành mối nguy hiểm đối với dân thường sau khi xung đột kết thúc.
Chương trình Thay thế Bom mìn Gator khởi xướng vào năm 2016 (kinh phí 106 triệu USD), là một trong những nỗ lực đó. Gator là một nhómmìn chống tăng và chống người được thiết kế để rải khắp các khu vực rộng lớn theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả bom mìn trên mặt đất và bom chùm thả từ trên không
Hệ thống CAVM dường như là sự phát triển trực tiếp của những nỗ lực này và có thể rải các quả mìn theo nhiều cách khác nhau.
Mục tiêu cuối cùng của Lục quân là tạo ra một loại bom, đạn có thể được kích nổ từ xa bởi một người lính - một tính năng thiết kế mà về lý thuyết có thể làm giảm rủi ro mà mìn đất có thể gây ra cho dân thường. Nó cũng có thể giúp Mỹ tuân thủ - nhưng vẫn chưa ký kết - một hiệp ước quốc tế cấm sử dụng mìn sát thương.
Đáng chú ý là Mỹ không phải là một bên ký kết Hiệp ước Ottawa (cấm mìn), có hiệu lực vào năm 1999 và đặc biệt tập trung vào việc loại bỏ mìn sát thương, đã được 164 nước ký kết. Cần lưu ý rằng thỏa thuận này không bao gồm các loại mìn được thiết kế để phá hủy các phương tiện như xe tăng và tàu phương tiện bọc thép đa năng, cũng như bất kỳ loại mìn nào có thể được sử dụng ở chế độ kích hoạt từ xa, chẳng hạn như M18A1 Claymore.
Để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong tương lai, thiết kế CAVM cần cân nhắc khả năng tương thích với các phương tiện sử dụng như pháo 155 mm, pháo chính xác tầm xa (Long-Range Precision Fires - LRPF) đang phát triển, robot mặt đất, máy bay trực thăng thẳng đứng (future vertical lift - FVL) hiện tại và tương lai, máy bay không người lái và máy bay cánh cố định. LRPF là một thuật ngữ bao hàm nhiều loại vũ khí mới tầm xa hơn hiện đang được phát triển cho Lục quân, bao gồm lựu pháo tự hành 155 mm của pháo tăng tầm (Extended Range Cannon Artillery - ERCA) và tên lửa tấn công chính xác (Precision Strike Missile - PrSM).
Theo NYT, Lầu Năm Góc đã làm rõ rằng chính sách bom mìn của Mỹ hiện đang được xem xét lại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các hạn chế từ thời Obama và những thay đổi được thực hiện dưới thời Trump chỉ áp dụng đối với mìn sát thương và không ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại chống tăng, chẳng hạn như hệ thống CAVM đã được lên kế hoạch trong tương lai của quân đội Mỹ.
Lầu Năm Góc xác nhận, ít nhất là cho đến nay, cả Tổng thống Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, đều không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với các chính sách về bom mìn của Mỹ.
Bất kể chính sách của Nhà Trắng thế nào, Quân đội Mỹ có vẻ sẽ thúc đẩy việc phát triển các loại mìn chống tăng mới, tiên tiến, các mạng lưới và hệ thống phụ khác đi cùng với chúng, để giúp chống lại kẻ thù lực lượng thiết giáp trong các cuộc xung đột trong tương lai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo