Quốc tế

Hệ thống phòng không S-500 của Nga tốt hơn S-400 như thế nào?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sắp hoàn thành các cuộc thử nghiệm hệ thống phòng không S-500 và sau đó sẽ biên chế cho quân đội Nga.

Tên lửa siêu thanh Ostrota xuyên thủng mọi hệ thống phòng không / Hệ thống phòng không S-75 bắn hạ thành công tên lửa "tàng hình" của Israel ở Syria

Hệ thống phòng không S-500.

Hệ thống phòng không S-500.

"Hơn 70% các trung đoàn tên lửa đất đối không trong Lực lượng Hàng không Vũ trụ đã được trang bị lại bằng các hệ thống S-400 tiên tiến. Hệ thống S-500 đang được thử nghiệm thành công và sắp hoàn thành sẽ được chuyển giao cho quân đội", ông Putin nói trên truyền hình vào ngày 25/5.

S-500 của Nga được thiết kế để chống lại các nền tảng tàng hình tiên tiến của NATO, bao gồm tiêm kích F-35 Lighting II và F-22 Raptor, được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới.

S-500 là một sự ứng biến mạnh mẽ so với hệt thống tiền nhiệm S-400, và hệ thống vũ khí này mang lại những khả năng mới trong chiến tranh phòng thủ mà không quốc gia nào hiện có.

Tính năng quan trọng nhất là tên lửa loạt 77N6 được nâng cấp, được sử dụng để đánh chặn tên lửa siêu vượt âm và bất kỳ nền tảng vũ khí nào khác bay với tốc độ trên Mach 5.

 

S-500 ứng biến trong phạm vi đánh chặn với khả năng tấn công tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 600 km, có khả năng bắn trúng ít nhất 10 tên lửa bay tới với tốc độ trên 7 km / giây.

Các nhà sản xuất cũng tuyên bố hệ thống này có thể tiêu diệt các vệ tinh quỹ đạo tầm thấp hoặc vũ khí không gian phóng từ máy bay siêu vượt âm, tấn công UAV siêu vượt âm và các nền tảng quỹ đạo. Đó sẽ là một khả năng mới to lớn trong lĩnh vực chiến tranh phòng thủ.

Theo các quan chức quân sự hàng đầu của Nga, S-500 sẽ không thay thế các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiện có mà sẽ bổ trợ cho chúng. Hệ thống này dự kiến ​​sẽ được bổ sung vào các lớp phòng không vốn đã rộng lớn của Nga, bao gồm S-400, S-300 và một kho đồ sộ các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) tầm ngắn-trung bình.

Nga tự tin rằng hệ thống mới với hệ thống bắt bám tiêu mạnh mẽ và khả năng kết nối mạng tiên tiến có thể phát hiện và bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ.

"S-500 là một đòn giáng mạnh vào uy tín của Mỹ. Hệ thống của chúng tôi vô hiệu hóa các vũ khí tấn công của Mỹ và vượt qua tất cả các hệ thống phòng không và chống tên lửa được quảng cáo rầm rộ của Mỹ", kỹ sư trưởng Pavel Sozinov của tập đoàn vũ khí Almaz-Antey nói với giới truyền thông ở Moscow.

 

Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi S-500 ‘Prometheus’ mới mà theo ông là có khả năng hoạt động ở “độ cao cực lớn”.

Các vũ khí siêu vượt âm di chuyển với tốc độ ít nhất gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có khả năng cơ động chính xác để đánh trúng mục tiêu. Tốc độ cao mang lại cho tên lửa động năng cực lớn, có thể gây sát thương nghiêm trọng cho mục tiêu ngay cả khi không mang đầu đạn. đã trở thành một thách thức lớn đối với các nhà sản xuất hệ thống phòng không thế hệ mới.

Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên tạo ra một hệ thống phòng thủ thành công có khả năng chống lại các loại vũ khí như vậy, mặc dù đối thủ không đội trời chung là Mỹ vẫn chưa vận hành bất kỳ loại vũ khí siêu vượt âm nào.

Năm ngoái, ông Putin nói với các phóng viên rằng Nga thực sự đi trước một bước so với phần còn lại của thế giới, vì nước này đang phát triển các nền tảng để ngăn chặn tên lửa siêu vượt âm trước khi bất kỳ đối thủ tiềm năng nào có vũ khí như vậy, theo National Interest.

Hãng thông tấn Nga Tass cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu 'thuốc giải độc' chống lại vũ khí siêu vượt âm trong tương lai ở các quốc gia khác, trong các quân đội hàng đầu thế giới khác".

 

Mỹ đang phát triển vũ khí siêu vượt âm với một loạt chương trình, tuy nhiên, mọi nỗ lực phát triển loại vũ khí này đều không thành công cho đến nay. Một cuộc thử nghiệm siêu vượt âm được thực hiện vào tháng 4 năm nay của Mỹ đã thất bại.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm ngoái, Tổng tư lệnh Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS), đại tá Sergey Surovikin nói rằng “nhiệm vụ chính của tổ hợp (S-500) là tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm trung, và, nếu cần, đầu đạn của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ở đoạn cuối cùng trên đường bay của chúng”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm