Lỗ hổng lớn khiến ‘quái thú’ Pantsir-S1 bị tiêu diệt tại Syria và Libya
Sau thời gian dài bác bỏ thì mới đây, Bộ Quốc phòng Nga đã thừa nhận những tổn thất lớn của hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 trên chiến trường Libya và Syria.
Su-57 lần đầu phối hợp tác chiến cùng Su-35 tại Syria / Bộ Quốc phòng Nga xác nhận mất số lượng lớn Pantsir-S1 tại Libya và Syria
Từ khi phát động cuộc chiến tại khu vực Tây Bắc Syria cũng như trên chiến trường Libya, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã có những trận đối đầu nảy lửa với tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1.
Nhưng cũng chính tại Libya và Syria, uy danh của Pantsir-S1 đã bị tổn hại nghiêm trọng nhất, khi Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp công bố những hình ảnh và video ghi lại tổ hợp vũ khí này bị phá hủy.
Về phía Nga, ban đầu nước này tuyên bố thành tích của Thổ Nhĩ Kỳ là giả, Ankara không có khả năng phá hủy Pantsir-S1 mà đó chỉ là do sơ suất của người dùng, hoặc tổ hợp Pantsir-S1 đó không ở trong tình trạng kỹ thuật tốt.
Moskva còn khẳng định những video phá hủy Pantsir-S1 do Thổ Nhĩ Kỳ đăng tải đã qua chỉnh sửa, bởi Pantsir-S1 không thể bị đối phương tiếp cận gần đến như vậy mà chẳng hề hay biết.
Nhưng mới đây đã có diễn biến mới rất đáng quan tâm, khi những tuyên bố của phía Thổ Nhĩ Kỳ về việc gây thiệt hại nghiêm trọng đối với vũ khí Nga ở Libya và Syria hóa ra là đáng tin cậy.
Điều này được chứng minh bằng thông tin cung cấp bởi ấn phẩm Zvezda (Ngôi sao) của Nga, đây chính là cơ quan thông tấn có sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Quốc phòng nước này.
Cụ thể, Thổ Nhĩ Kỳ đã lợi dụng các lỗ hổng của tổ hợp Pantsir-S1 và sau đó sử dụng máy bay không người lái để phá hủy hệ thống này từ nhiều khoảng cách khác nhau.
Mặc dù số lượng Pantsir-S1 bị phá hủy chính xác ở Syria và Libya không được tiết lộ, nhưng trước đây Ankara cho biết rằng con số có thể lên tới 30 - 40 tổ hợp với các cấu hình khác biệt.
Theo thông tin chính thức của Zvezda, tổ hợp Pantsir-S1 có khả năng phát hiện mục tiêu theo góc phương vị 360 độ, góc tà 0 - 60 độ hoặc 40 - 80 độ.
Điều này cho thấy sự hiện diện của một "vùng chết" đáng kể trong trường hợp đầu tiên. Trong trường hợp thứ hai, vùng chết của Pantsir-S1 cũng khá lớn, và trong cả hai điều kiện trên đối phương đều có thể lợi dụng.
Có nhiều cách khác nhau để đột nhập vào khu vực "mù", không thể nhìn thấy bằng radar, cả ở mức thấp và trung bình, cũng như ở độ cao lớn, bao gồm ở độ cao tối thiểu và tốc độ tối đa - hoặc ở độ cao tối đa và tốc độ tối đa.
Trích dẫn trên từ một nguồn có thẩm quyền do Bộ Quốc phòng Nga và nhà sản xuất cho thấy rằng hệ thống Pantsir-S1 nhìn thấy được mục tiêu với diện tích phản xạ radar 0,03 m2 tương tự kích thước của UAV Bayraktar TB2, Zvezda nói rõ.
Thực tế này khiến cho đại diện Bộ Quốc phòng Nga nhận ra lỗ hổng của hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1, và sự liên quan của vấn đề được nêu lên có nghĩa là tổn thất của vũ khí do Nga sản xuất thực sự rất lớn.
Tuy vậy những thiếu sót hiện tại có thể được sửa chữa trong bản nâng cấp mới nhất Pantsir-S1M, đặc biệt là khi vũ khí này bảo vệ biên giới Nga, và do vậy cải thiện tổ hợp trên là nhiệm vụ cấp bách đối với các nhà phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo