Mỹ lo F-35 bị F-5 Iran đánh bại
Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí / Bán S-500, Nga đã có vũ khí mạnh hơn...
Theo chuyên gia quân sự Mỹ David Axe, trong trường hợp xảy ra xung đột giữa Mỹ và Iran tại Trung Đông, những chiếc F-35 có thể phải đối mặt với một lực lượng không quân Iran đang điều hành một số máy bay chiến đấu hoạt động lâu đời nhất trên thế giới.
Về lý thuyết, người Iran với những chiếc tiêm kích F-4 Phantom II, F-5 Tiger II và F-14 Tomcat do chính Mỹ sản xuất có tuổi đời bốn thập kỷ dường như không có cơ hội chống lại người Mỹ với những chiếc máy bay thế hệ 5 được cho là chiến đấu cơ tiên tiến nhất thế giới.
Tiêm kích F-5. |
Nhưng chuyên gia David Axe cho rằng, lịch sử và thử nghiệm gần đây cho thấy các phi công Iran lái những máy bay cũ có thể đánh bại những người Mỹ với những chiếc máy bay mới thuộc đỉnh cao công nghệ thế giới.
Tiêm kích tàng hình F-35 tuy mới, nhưng không đồng nghĩa với việc là một sát thủ trên không xuất sắc. Vào năm 2015, một nguồn tin liên quan đến chương trình thử nghiệm F-35 đã rò rỉ một báo cáo chính thức giải thích về những hạn chế của máy bay chiến đấu tàng hình trong các cuộc diễn tập không đối không với một chiếc F-16 Fighting Falcon.
Điểu yếu thứ nhất là F-35 gặp bất lợi về năng lượng rõ rệt, một phi công thử nghiệm F-35 giấu tên đã viết trong một bản tóm tắt dài năm trang. Phi công nhấn mạnh thêm rằng, tốc độ của chiếc tiêm kích thế hệ 5 này là không đủ để đấu với các tiêm kích nhanh nhẹn khác, những thiếu hụt này sẽ tăng theo thời gian giao chiến trên không.
Điểm yếu thứ hai được viên phi công chỉ ra là khả năng bay của F-35 trong khoảng góc tấn từ 20 đến 26 độ không thuận lợi, không có lợi điểm nào để phi công F-35 có thể tham gia vào một trận chiến quần vòng, kéo dài với một phi công địch. Không có bất cứ cơ hội nào để F-35 giành chiến thắng trong thể loại chiến đấu này.
Những tiết lộ của viên phi công này đã một lần nữa nhấn mạnh những gì nhiều nhà quan sát đã nghi ngờ về F-35.
Mặc dù khả năng tàng hình trước radar và cảm biến cao cấp của F-35 có thể cho phép nó có được vị trí thuận lợi cho các vụ phóng tên lửa tầm xa để tiêu diệt mục tiêu mặt đất và trên không, nhưng trong một cuộc chiến tầm gần, F-35 khó có thể vượt trội so với F-5 Tiger II.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, nếu một phi công Iran có thể sống sót sau khi lẩn tránh được trước hệ thống radar của F-35 để đối đầu trực diện và giao chiến với máy bay chiến đấu tàng hình trong một cuộc chiến quần vòng; hoặc ẩn nấp trong những dãy núi và đột ngột bay lên đánh chặn, thì Iran có thể đánh bại máy bay chiến đấu tàng hình.
Điều đáng chú ý là lực lượng không quân Iran hiện có số lượng lớn máy bay chiến đấu xuất sắc về khả năng không chiến quần vòng, trong đó có F-5 Tiger do Mỹ sản xuất và phiên bản xuất xưởng tại Iran.
Cựu phi công Hải quân Mỹ Francesco Chierici, người có rất nhiều kinh nghiệm bay F-5 đã ca ngợi chiếc máy bay trong một bài viết năm 2019 cho "The War Zone".
Tiêm kích F-5 Tiger II rất nhanh nhẹn và đơn giản, chỉ cần lắp một tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và một quả đạn từ xa trên cánh và đôi khi là một thùng dầu phụ ở giữa bụng là có thể chiến đấu được. Nó vượt qua bức tường âm thanh (tốc độ Mach 1) một cách dễ dàng, với sự linh hoạt rất cao.
Về mặt khí động học, F-5 là máy bay chiến đấu thế hệ ba, trong đó F-35 và F-22 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. So với các máy bay phản lực hiện đại, nó bị chê là thiếu sức mạnh, tốc độ chậm, chưa kể nó không có khả năng tàng hình, ngoài ưu điểm là kích thước nhỏ bé của nó.
Nhưng chỉ với một vài sửa đổi, F-5 có thể biến thành một chiếc máy bay đầy đe dọa. Những nâng cấp mới nhất bao gồm radar quét mảng pha điện tử, thiết bị cảnh báo radar, sợi kim loại gây nhiễu, mỗi bẫy hồng ngoại, pod gây nhiễu và một hệ thống dẫn đường tốt cho một tên lửa dẫn đường hồng ngoại.
Một chiếc F-5 Tiger II được trang bị tốt có thể gây ra những mối mối đe dọa lớn cho những chiếc F/A-18 Super Hornet và F-35 Lightning II, điều này đã được quan sát thấy nhiều trong môi trường huấn luyện không chiến.
Và Iran thực sự đã nâng cấp phi đội F-5 của mình theo hướng như vậy, mặc dù các nâng cấp của Iran có thể sẽ không bao gồm các cảm biến và hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ bay của phi công (JHMCS) tốt nhất, thuộc thế hệ mới nhất, nhưng chắc chắn là chúng đã được trang bị.
Như vậy, tất cả mọi lợi thế đã được làm cân bằng, F-5 mặc dù tuổi của nó đã cao vẫn có thể sở hữu sự nhanh nhẹn để đạt được lợi thế so với F-35, nhưng với điều kiện phi công F-5 phải sống sót được sau khi đòn đánh tầm xa, để lôi cuộc đối đầu về chiến đấu cận chiến.
Đó là một giả định rất lớn bởi phi công F-35 cũng hiểu được những hạn chế của máy bay của họ và chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để tránh một cuộc đấu súng trực diện. Do đó, người Iran có thể phải phục kích người Mỹ để buộc cuộc chiến phải tiến hành ở tầm gần.
Đây là điều không hề đơn giản, bởi người Mỹ có lợi thế rất lớn về cảm biến và khả năng đánh giá tình hình tổng quan chiến trường và nhận thức tình huống của phi công. Và phần thắng sẽ thuộc về những phi công can đảm, thông minh hơn đối thủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo