Mỹ phát triển bom diệt hạm mới, thách thức các đối thủ trên biển
Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí / Bán S-500, Nga đã có vũ khí mạnh hơn...
Thách thức các đối thủ trên biển
Ngày 26/8, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu của Không quân Mỹ đã thử nghiệm khả năng sử dụng JDAM GBU-31 (Joint Direct Attack Munition) - một loại bom thông minh có bộ điều khiển quỹ đạo sử dụng hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) gắn ở phần đuôi bom.
3 tiêm kích F-15E Strike Eagle từ Căn cứ Không quân Eglin thuộc Phi đội Đánh giá và Thử nghiệm 85 ở Florida, đã được trang bị các phiên bản mô hình của loại vũ khí này nhằm mô phỏng cách thức hoạt động của nó.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 10/9, Đại tá Anthony Meeks, giám đốc bộ phận trang bị vũ khí của Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Không quân cho biết, cuộc thử nghiệm trên được tiến hành nhằm xem liệu các phi công có thể nhằm vào "các vị trí mục tiêu khác nhau để đánh bại các mối đe dọa trên biển" hay không.
Những "vị trí mục tiêu này" - nơi mà phi hành đoàn muốn vũ khí này tấn công vào, có thể là đỉnh của thuyền, ngấn nước (vạch của mặt nước chạm mạn thuyền) hoặc ngay dưới mặt nước, ông Meeks cho hay.
Tuy nhiên, quan chức này từ chối trả lời liệu điều đó có phải là vũ khí trên có thể nhắm vào các phần cụ thể của tàu như đài chỉ huy, động cơ đẩy, thùng nhiên liệu hoặc các vũ khí trên tàu hay không, đồng thời cho biết những khả năng chính xác của loại bom này là thông tin mật.
Việc phát triển vũ khí trên diễn ra giữa bối cảnh quân đội Mỹ đang dịch chuyển trọng tâm từ việc chiến đấu với các nhóm phiến quân trên mặt đất trong 2 thập kỷ qua ở Trung Đông sang chuẩn bị cho những cuộc xung đột tiềm ẩn với các nước lớn khác. Trong số những đối thủ này có Trung Quốc, quốc gia có lực lượng hải quân đáng kể.
Lợi thế chiến đấu
Thông báo ngày 1/9 của Không quân về cuộc thử nghiệm trên cho biết, vũ khí này được thiết kể để trở thành một phương tiện có chi phí thấp nhưng có thể đạt được khả năng tiêu diệt từ trên không tương tự như ngư lôi đối với các mục tiêu trên biển.
Thiếu tá Kevin Fogler, người điều khiển tiêm kích F-15E dẫn đầu trong cuộc thử nghiệm cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, GBU-24 có laser dẫn đường, vốn thường được sử dụng để tấn công các mục tiêu như boong ke, không hiệu quả khi chiến đấu với một con tàu.
"Khi các mục tiêu mà chúng tôi tấn công có thể bắn lại, chúng tôi không muốn nằm trong khu vực mà chúng tôi phải rọi laser vào mục tiêu", ông Fogler nhận định.
Tuy nhiên, khi GBU-31 có GPS dẫn đường được sử dụng, các tiêm kích có thể thoát ra ngoài khu vực đó ngay lập tức sau khi bắn và không phải lảng vảng quanh đó để giữ laser cố định với mục tiêu như khi sử dụng GBU-24.
Các loại vũ khí có laser dẫn đường cùng cần một môi trường ít mây để hoạt động chính xác nhưng hệ thống GPS dẫn đường của GBU có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Ông Fogler cho biết nguy cơ gây nhiễu GPS cũng là một mối lo ngại nhưng phi hành đoàn sẽ chuẩn bị để đối phó.
Mỗi quả bom JDAM có cho phí khoảng vài chục nghìn USD. Không quân Mỹ chưa ước tính liệu loại bom JDAM sử dụng trên biển sẽ có chi phí bao nhiêu khi hoàn thành nhưng ông Meeks cho biết, mục tiêu của dự án này là duy trì chi phí ở mức thấp.
Những tiêm kích F-15E tham gia thử nghiệm đã mang 4 quả bom JDAM sử dụng trên biển và bất kỳ chiến đấu cơ nào có thể mang một quả bom JDAM tiêu chuẩn đều có thể mang loại vũ khí này sau khi nó được điều chỉnh, ông Meeks cho hay.
Kế tiếp, Không quân có kế hoạch làm việc với các đối tác ở Bộ Chỉ huy Các Hệ thống trên biển của Hải quân để phân tích cuộc thử nghiệm trên. Đánh giá cuối cùng để quyết định mức độ hữu ích của dự án và liệu nó có được thúc đẩy hay không, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
End of content
Không có tin nào tiếp theo