Mỹ sắp sở hữu cỗ máy tấn công hành trình trên không
Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh? / Ông Putin: Vũ khí Nga đặt tàu chiến Mỹ vào tầm ngắm
Những cuộc thử nghiệm mới được Không quân Mỹ thực hiện thành công hôm 3/11 nhưng đến nay thông tin mới được công bố. Vụ thử tiến hành tại bãi thử White Sands, máy bay tham gia thử nghiệm là chiếc MC-130J.
Vũ khí thuộc chương trình Rapid Dragon là một hệ thống vũ khí độc lập được xếp chồng lên nhau dạng pallet, dạng module có thể cấu hình lại để dễ dàng thả các loại bom đạn khác nhau với số lượng khác nhau.
Tên lửa được chuyển lên chiếc MC-130J phục vụ thử nghiệm. |
Để triển khai chương trình, một hệ thống pallet (tấm giá đỡ dạng trượt) đặc biệt đã được thiết kế riêng. Đạn dược được xếp vào pallet đưa lên máy bay vận tải. Khi tấn công, chiếc dù sẽ kéo hệ thống pallet gắn tên lửa ra khỏi máy bay, khi đó lần lượt những tên lửa sẽ được khai hỏa.
"Trong thử nghiệm, hệ thống dù, hệ thống pallet cùng vũ khí hoạt động đúng như thiết kế và không vấp phải bất kỳ sai sót nào", Tiến sĩ Dean Evans, Giám đốc chương trình Rapid Dragon cho biết.
Vị giám đốc này cho biết thêm: "Trong các kịch bản xung đột tương lai chống lại các đối thủ cạnh tranh chiến lược, việc cung cấp hiệu quả vũ khí tầm xa bằng nền tảng phi truyền thống như máy bay vận tải quân sự sẽ mở rộng tính linh hoạt, hiệu quả trong các phương án răn đe nhằm vào đối thủ".
Hiện Không quân Mỹ đã hoàn thành nhiều cuộc thử nghiệm với cách khai hỏa này bằng mô hình tên lửa JASSM-ER từ máy bay vận tải C-130, MC-130J và C-17. "Trước khi kết thúc năm 2021, quá trình bắn đạn thật sẽ được thực hiện", ông này cho biết thêm.
Đánh giá về hiệu quả tấn công của chương trình này, chuyên gia quân sự hàng đầu của Mỹ Jim Gomez cho biết, nếu dùng tên lửa JASSM-ER tấn công Syria hay bất kỳ nơi nào khác đang được S-400 bảo vệ, hệ thống phòng thủ này sẽ không thể ngăn chặn được.
Bởi JASSM-ER hiện là tên lửa hành trình được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. So với AGM-154, AGM-158 trở thành một tên lửa hành trình tấn công mặt đất, chứ không chỉ đơn thuần là bom thông minh.
Thân tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình, cho phép xâm nhập các khu vực có mạng lưới phòng không dày đặc. Với tầm bắn tiêu chuẩn 370 km, tên lửa vượt xa khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không S-300 và hoàn toàn đủ sức khiến S-400 do Nga sản xuất bị bất ngờ.
Ởphiên bản AGM-158B, tầm bắn của tên lửa mở rộng tới gần 1.000km, vượt phạm vi đánh chặn của tổ hợp S-400 (400km). Điều đó có nghĩa là các hệ thống phòng không Nga sẽ rơi vào tình trạng thụ động, không thể đánh chặn các oanh tạc cơ trước khi chúng phóng tên lửa.
Máy bay Mỹ có thể phóng tên lửa mồi để dụ S-400 kích hoạt, sau đó mới tung ra AGM-158, khiến thứ vũ khí này trở thành một trong những tên lửa diệt hệ thống phòng không đối phương hiệu quả nhất trong Không quân Mỹ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo