Quốc tế

Mỹ thất bại khi phát triển đoàn tàu tên lửa giống Molodets

Theo ông Yuri Knutov, sức mạnh và sự đáng sợ từ đoàn tàu hạt nhân Molodets Liên Xô đã khiến Mỹ phát triển vũ khí tương tự, nhưng đã thất bại.

Mìn biển - vũ khí bất đối xứng mà Australia cần phải sở hữu? / Chuyên gia Nga: S-550 sẽ thuộc loại vũ khí chống vệ tinh

Ông Yuri Knutov hiện là Giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không Nga cho biết, "đoàn tàu số 0" không khác gì những chuyến tàu chở hàng thông thường. Không ai biết trong đó vận chuyển những gì.

Ngày 28/11/1989, hệ thống tên lửa đường sắt quân sự Molodets bắt đầu hoạt động tại Liên Xô. Ở Mỹ, người ta gọi đó là những con "tàu ma".

My that bai khi phat trien doan tau ten lua giong Molodets
Đoàn tàu hạt nhân Nga.

Dự án bí mật được khởi động vào năm 1969. Đoàn tàu đầu tiên xuất hiện vào những năm 1980. Tàu đã 18 lần di chuyển qua tất cả các vùng khí hậu - từ rừng taiga đến sa mạc. Khi đã chạy được 400 nghìn km, quá trình sản xuất hàng loạt được khởi động.

Năm 1989, Liên Xô có 3 sư đoàn tên lửa đặc biệt, mỗi sư đoàn có 4 đoàn tàu - tổng cộng 36 bệ phóng. Giám đốc Bảo tàng Lực lượng Phòng không Yuri Knutov nói:

"Tổ hợp Molodets là một mối đe dọa lớn đối với Mỹ, vì sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn 10,5 nghìn km. Đoàn tàu có thể bí mật và cơ động để chuyển tên lửa đến bất kỳ điểm nào trên đường sắt, với khả năng phóng đi, quay lại và ẩn nấp. Molodets được tạo ra theo cách để chống lại một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu và thực hiện phản công trả đũa mạnh mẽ".

Chính sự đáng sợ của Molodets đã khiến người Mỹ cố gắng tạo ra một thứ gì đó tương tự để không thể bị theo dõi.

"Người Mỹ đã có ý tưởng đào các đường hầm dưới lòng đất cho các đoàn tàu tên lửa với một số lối ra để phóng, nhưng dự án này hóa ra lại siêu tốn kém ngay cả đối với Mỹ. Và phiên bản mặt đất, tương tự như Molodets không hiệu quả với họ.

 

Họ đã không thể giải quyết một nhiệm vụ rất khó khăn: tổ hợp phải phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ bất kỳ đâu, bất cứ nơi nào nó dừng lại", ông Yuri Knutov cho biết.

Dù thất bại, Mỹ cuối cùng vẫn chiến thắng. Theo quy định của Hiệp ước START-2, vào những năm 1990, đoàn tàu hạt nhân Molodets đã bị phá hủy. Để tận mắt chứng kiến đoàn tàu chiến lược bị phá hủy, người Mỹ đã mang đến Nga nh]ững thiết bị chuyên dụng để phá bỏ và khiến Molodets không thể hoạt động.

Tuy nhiên, đến đầu những năm 2010, Nga đã công bố về sự hồi sinh có thể của tổ hợp tên lửa chiến lược đường sắt di động, như một sự đáp trả mối đe dọa của chương trình Mỹ "tấn công toàn cầu tức thời". Dự án được đặt tên Barguzin.

Đoàn tàu hạt nhân sẽ được trang bị các phiên bản sửa đổi của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-24 Yars (tên mã NATO - SS-27 Mod.2). Các chuyên gia lên kế hoạch đặt 3 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa với 30 đầu đạn mỗi quả có sức chứa 550 kiloton trong các toa xe. Năm 2016, Barguzin đã vượt qua giai đoạn thử nghiệm đầu tiên.

Chuyên gia vũ khí Nga Vladimir Evseev cho rằng, việc triển khai Barguzin sẽ là một phản ứng hiệu quả đối với mối đe dọa chiến lược do việc phát triển mạng lưới căn cứ quân sự NATO gần biên giới Nga.

 

"Tổ hợp phóng tên lửa trên tàu hỏa Barguzin vượt trội đáng kể so với tổ hợp Molodets thế hệ trước đó. Nếu cần thiết, BZhRK Barguzin có thể giáng đòn trả đũa hiệu quả hơn các tổ hợp mặt đất. Đây là con át chủ bài mà Nga có thể sử dụng nếu tình hình trở nên trầm trọng hơn", Vladimir Evseev nhận định.

Theo chuyên gia Nga, Barguzin có nhiều ưu điểm vượt trội về độ chính xác và tầm bắn, cũng như về những đặc điểm khác. Nhờ tên lửa nhẹ hơn, 50 tấn so với 104 tấn, cho phép bố trí gọn trong một toa xe tiêu chuẩn và có thể phóng trên bất kỳ đoạn đường sắt nào.

Trong những năm tới, tổ hợp tên lửa đường sắt có thể bắt đầu lăn bánh, mang theo trong các toa xe những tên lửa ICBM đặc biệt và sẵn sàng được phóng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm