Năng lực hải quân Đông Nam Á: Tàu ngầm Kilo đưa Việt Nam vươn lên top đầu
Tên lửa hạt nhân trên tàu ngầm hay trong silo nguy hiểm hơn / Chuyên gia Nga giải thích vì sao Mỹ nên lo sợ tổ hợp EW chiến lược Murmansk-BN
Thực tế này có thể thấy rõ qua dự báo của một số chuyên gia quân sự về kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hải quân các nước Đông Nam Á trong vài năm gần đây. Những quốc gia được nhắc đến nhiều nhất vẫn là Indonesia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Theo dữ liệu do chuyên trang quân sự Military.Wikia thống kê, khu vực Đông Nam Á có tới 6 quốc gia thuộc top 50 nước sở hữu hạm đội tàu chiến mạnh nhất thế giới. Bảng xếp hạn này được đánh giá dựa trên số lượng tàu chiến có trong biên chế (vẫn đang hoạt động) và quy mô lực lượng hải quân của các nước trên thế giới.
Còn theo tờ Forbes, các nước Đông Nam Á không chỉ quan tâm tới việc xây dựng các hạm đội tàu nổi mà còn đầu tư mạnh vào lực lượng tàu ngầm, thứ vũ khí trước đây chỉ dành cho các cường quốc.
Như một lẽ tất yếu, chỉ khi sở hữu một lực lượng hải quân mạnh, các nước Đông Nam Á mới có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo trước các thách thức an ninh trong khu vực, nhất là những yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngay cả các quốc gia không có tranh chấp chủ quyền, an ninh hàng hải cũng trở thành mối quan tâm lớn của họ.
Lực lượng tàu ngầm mạnh nhất
Theo dữ liệu của Forbes, dù Việt Nam thành lập lực lượng tàu ngầm khá muộn nhưng hiện tại chúng ta lại là quốc gia sở hữu biên đội tàu ngầm tấn công mạnh nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 6 ở khu vực châu Á.
Trang bị chính của lực lượng tàu ngầm Việt Nam hiện tại là 6 tàu lớp Kilo (636.1) hiện đại do Nga chế tạo, chiếc đầu tiên được đưa vào trang bị từ năm 2014. Tất cả chúng đều biên chế cho Lữ đoàn tàu ngầm 189.
Trong khi đó các quốc gia khác như Indonesia, Singapore và Malaysia chỉ được trang bị từ 2- 6 tàu ngầm các loại, hầu hết đều đã lỗi thời.
Cũng cần phải nói thêm là ở Đông Nam Á, Việt Nam hiện là quốc gia duy nhất sở hữu các tàu ngầm có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu trên đất liền cho đến trên biển bằng tên lửa hành trình Kalibr. Điển hình có thể nói đến biến thể chống hạm 3M14E Klub-S có tầm bắn hơn 200km và biến thể tấn công mặt đất 3M54E có tầm bắn đến 300km.
Cường quốc hải quân Đông Nam Á
Theo Military.Wikia, Indonesia hiện tại đang là quốc gia sở hữu lực lượng hải quân mạnh nhất ở Đông Nam Á. Hạm đội của nước này lên đến hơn 100 tàu các loại. Trong đó có 6 khinh hạm, 25 tàu hộ vệ và 4 tàu ngầm tấn công diesel-điện.
Hải quân Indonesia có quân số thường trực lên tới 74.000 binh sĩ chiếm gần 1/3 quân số Quân đội Indonesia (233.000 quân).
Các mẫu tàu chiến của Indonesia chủ yếu đến từ Hà Lan, Đức, Mỹ và Hàn Quốc. Những năm gần đây Jakarta cũng chú trọng vào việc “thay máu” cho lực lượng hải quân bằng các hợp đồng mua sắm và cả đóng mới các mẫu tàu chiến hiện đại từ phương Tây.
Ngay như hôm 10/6, Indonesia cũng đã ký hợp đồng đặt mua thêm 8 khinh hạm đa năng từ Italy, với giá hợp đồng ước tính có thể lên đến hơn 4 tỷ USD. Như vậy, hạm đội tàu chiến của Jakarta sẽ tăng lên gần 40 chiếc giúp Indonesia giữ vững vị trí cường quốc hải quân "số 1" Đông Nam Á trong 10 năm tới.
Lực lượng tàu chiến hiện đại nhất
Nhắc đến hải quân các nước Đông Nam Á thì không thể không nói đến Singapore, khi quốc gia này sở hữu lực lượng tàu chiến được đánh giá hiện đại nhất trong khu vực.
Một số chuyên gia quân sự nhận xét, sức mạnh của hải quân Singapore còn đứng trên cả Việt Nam và chỉ xếp sau Indonesia. Hiện tại, Singapore có trong biên chế 38 tàu chiến các loại, trong đó có nhiều mẫu tàu chiến hiện đại.
Điển hình như khinh hạm Formidable được đánh giá là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á. Formidable được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao. Đây có thể coi là một trong những tàu chiến có khả năng tàng hình tốt nhất thế giới hiện nay. Vị trí của Formidable ở Đông Nam Á sẽ sớm thay đổi khi Indonesia đưa vào trang bị các tàu FREMM.
Ngoài ra, hải quân Singapore còn trang bị một số tàu hộ tống, tàu tên lửa nhỏ như: 6 tàu hộ tống tên lửa lớp Victory do Đức sản xuất; 12 chiếc tàu tuần tra cao tốc lớp Fearless do hãng ST Engineering Singapore chế tạo.
Singapore cũng sở hữu lực lượng tàu ngầm có "số má" ở Đông Nam Á với 4 tàu ngầm tấn công diesel-điện gồm: 2 chiếc lớp Challenger và 2 chiếc lớp Archer đều do Thụy Điển chế tạo. Trong khi đó họ đang đặt mua thêm 4 tàu ngầm lớp Invincible (Type 218SG) từ Đức, chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2022.
Tàu sân bay duy nhất
Dựa trên các dữ liệu chính thức, hải quân Hoàng gia Thái Lan được xem là lực lượng hải quân "già" nhất ở Đông Nam Á với 131 năm hoạt động kể từ năm 1887.
Hiện tại hải quân Hoàng gia Thái Lan đang có biên đội tàu chiến khoảng 45 chiếc với quân số đi kèm gần 70.000 người, trong đó có khoảng 18.000 Thủy quân Lục chiến. Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á duy nhất sở hữu tàu sân bay.
Ngoài tàu sân bay Chakri Naruebet, lớp tàu chiến mạnh nhất của hải quân Hoàng gia Thái Lan hiện nay là Khinh hạm lớp Bhumibol Adulyadej (Hàn Quốc); ngoài ra còn có các khinh hạm Naresuan và Chao Phraya.
Về nhóm tàu hộ vệ, Thái Lan có trong biên chế 7 chiếc với các tàu lớp Ratanakosin, Khamronsin và Tapi.
Dù thuộc top 5 quốc gia hải quân mạnh nhất Đông Nam Á thế nhưng Thái Lan lại không có trong biên chế bất cứ tàu ngầm tấn công nào. Bangkok từng có ý định mua một số tàu ngầm tấn công Type S26T từ Trung Quốc nhưng kế hoạch này đang bị tạm hoãn.
Hải quân Hoàng gia Malaysia
Đứng vị trí cuối cùng trong danh sách này là hải quân Hoàng gia Malaysia với hạm đội gồm 47 tàu chiến các loại.
Về quy mô, hải quân Hoàng gia Malaysia có quân số khoảng 16.000 người, sở hữu nhiều tàu chiến hiện đại trong số đó có thể kể tới các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Scorpéne; 6 khinh hạm mang tên lửa lớp Maharaja, Lekiu; các tàu hộ vệ tên lửa Kasturi, Laksamana và các tàu tuần tra xa bờ Kedah.
Hiện tại Malaysia đang xây dựng chương trình hiện đại hóa lực lượng hải quân đầy tham vọng khi sẵn sàng thay thế toàn bộ 50 tàu chiến và tàu ngầm đang có trong biên chế.
Trong những thập niên tới, hải quân Malaysia dự kiến mua sắm khoảng 118 tàu tuần duyên (LMS), một số tàu tuần duyên chiến đấu thông thường (LCS), 3 tàu hộ tống đa chức năng mới (MRSS) và 2 tàu ngầm lớp Scorpéne.
End of content
Không có tin nào tiếp theo