Quốc tế

Nga chuyển trực thăng cho Mali

Theo truyền thông Nga, máy bay vận tải hạng nặng An-124 của nước này vừa chuyển 4 chiếc trực thăng Mi cho quốc gia châu Phi Mali.

Chiến hạm Mỹ khoe vũ khí mạnh chỉ sau tên lửa / Vũ khí kỳ lạ của Ukraine xuất hiện trong cuộc tập trận cùng NATO

Bốn trực thăng nằm trong đợt chuyển giao này có 2 chiếc Mi-171Sh và hai máy bay trực thăng Mi-17V5. Ngay khi đến Mali, chúng đã được chuyên gia lắp ráp để lực lượng an ninh quốc gia châu Phi này sử dụng chống lại các phần tử thánh chiến.

Điều đặc biệt là lô trực thăng Nga chuyển cho Mali diễn ra sau khi ông Josep Borrell, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại đã nói rằng Nga nên rời khỏi châu Phi.

Nga chuyen truc thang cho Mali
Trực thăng Nga.

Phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói: "Như ông Josep Borrell đã bảo tôi: 'Các ông không nên làm gì hết tại châu Phi, vì châu Phi là chỗ của chúng tôi'. Đó chính xác là những gì ông ấy nói".

Đáp lại, Ngoại trưởng Sergey Lavrov đã nói rằng sẽ tốt hơn nếu EU và Nga cùng phối hợp hành động chống khủng bố, không chỉ tại Mali mà toàn bộ khu vực Sahara-Sahel nói chung.

Không chỉ chuyển trực thăng cho Mali, Nga còn khiến Mỹ và phương Tây phát sốt với việc xây dựng hàng loạt căn cứ quân sự tại châu Phi.

Theo tờ Bild (Đức), Nga và sáu nhà lãnh đạo châu Phi đã đi tới thống nhất thành lập các căn cứ quân sự của Nga trên lãnh thổ những nước này. Trong năm năm qua, Nga đã tích cực thiết lập các liên lạc quân sự ở châu Phi.

Mới đây, trong các cuộc đàm phán, Moscow đã nhận được sự cho phép cần thiết để thiết lập căn cứ quân sự tại Cộng hòa Trung Phi, Ai Cập, Eritrea, Madagascar, Mozambique và Sudan. Hiện nay, các chuyên gia Nga đang tích cực huấn luyện binh sĩ của những quốc gia mà Moscow đã thiết lập quan hệ quân sự.

 

Báo Đức chỉ ra rằng bên cạnh binh sĩ chính quy, nhân viên các công ty quân sự tư nhân như Wagner Group cũng hoạt động tại những quốc gia châu Phi này. Tính đến nay, Nga đã tiến hành hợp tác quân sự với 21 quốc gia châu Phi.

Giới phân tích nhận định rằng thông qua hợp tác với Nga, các nhà lãnh đạo châu Phi có thể được đảm bảo trước các cuộc cách mạng màu tiềm tàng. Đổi lại, Nga nhận được sự ủng hộ đối với các sáng kiến của mình tại các cuộc họp của Liên Hợp Quốc.

Thông tin về kế hoạch thành lập loạt căn cứ tại châu Phi của Nga đã khiến giới quân sự Mỹ đặc biệt quan ngại, nhất là khi Trung Quốc cũng đã thiết lập sự hiện diện ở châu Phi.

Hiện nay Bắc Kinh có một căn cứ hải quân ở Djibouti, gần vùng Sừng châu Phi. Căn cứ này nằm ngay bên bờ Vịnh Aden nối với Biển Đỏ. Và giờ đây, Mỹ có thêm lý do để bận tâm bởi có thêm sự hiện diện của người Nga.

Nhưng theo chuyên gia của tờ National Interest, ngay cả khi 6 căn cứ của Nga được thành lập và chính thức đi vào hoạt động, chúng cũng không tác động nhiều đến hoạt động của Mỹ.

 

Theo số liệu năm 2018, quân đội Mỹ đang vận hành trên 30 căn cứ khác nhau tại lục địa Đen. Với mật độ cao ở phía bắc, phía tây và vùng Sừng châu Phi.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm