Quốc tế

Nga đưa máy bay vũ trụ X-37 Mỹ vào tầm ngắm

Vụ Nga thử vũ khí chống vệ tinh đưa Mỹ vào thế bí.

Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh? / Ông Putin: Vũ khí Nga đặt tàu chiến Mỹ vào tầm ngắm

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài phỏng vấn các chuyên gia với những quan điểm rất khác nhau về vụ thử tên lửa chống vệ tinh mới đây của Nga do nhà báo Nga Xergey Aksenov thực hiện. Bài đăng trên”Svobodnaia Pressa” ngày 18/11/2021:

Ngadua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam
Ảnh: AP?TASS

I.Phần giới thiệu của Xergey Aksenok

Ngadua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam

Các quan chức NASA (Mỹ và Nga đang bàn luận về những hậu quả của việc Nga thử nghiệm hệ thống chống vệ tinh mới. Những hậu quả có thể xảy ra đó- có thể cả trên bình diện quân sự lẫn trên bình diện chính trị.

Washington đã thề là sẽ quyết không để yên vụ này. Người phát ngôn Nhà Trắng Andrew Bates tuyên bố thẳng thừng: “Mỹ sẽ làm việc với các đồng minh và đối tác của mình để đưa ra biện pháp đáp trả hành động rất vô trách nhiệm này (của Nga)”.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken thì khẳng định rằng cuộc thử nghiệm trong vũ trụ nói trên của Nga đe dọa sự an toàn của hoạt động nghiên cứu vũ trụ.

Các phi hành gia Mỹ trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) thậm chí còn nhận được lệnh từ Trung tâm ở Houston phải tạm lánh sang tàu vũ trụ Crew Dragon-3 mới lắp ghép với ISS.

 

Bộ Ngoại giao nhấn mạnh ý là mục tiêu- chiếc vệ tinh cũ "Tselina-D" đã vỡ thành 1.500 mảnh , và như vậy là cực kỳ nguy hiểm.

Tuy nhiên, sơ đồ mô hình hóa của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga đã chứng minh rằng quỹ đạo của các mảnh vỡ nằm ở phía trên quỹ đạo của ISS từ 40-60 km và trên một mặt phẳng khác.

Mỹ được các đồng minh Châu Âu ủng hộ ngay lập tức. Ngay sau vụ thử của Nga, Pháp và EU đã nhanh chóng gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đề xuất của mình về việc phải xây dựng các chuẩn mực cụ thể về cách hành xử có trách nhiệm trong vũ trụ.

Nhưng nói gì thì nói, các cuộc thử nghiệm cũng đã thành công. Xergey Shoigu coi việc tiêu diệt mục tiêu (vệ tinh) là công việc (chính xác) như của một người "thợ kim hoàn".

Những hoạt động của Bộ Quốc phòng Nga được cho là được tiến hành "theo đúng kế hoạch", và là mang tính bắt buộc - vì các hành động khiêu khích của Mỹ trong vũ trụ. Dự án thiết kế các tên lửa (diệt vệ tinh) phóng từ mặt đất của Nga đã được tiến hành từ năm 2011.

 

Về phần mình, các tướng lĩnh của chúng ta (Nga), ngoài những thứ khác của Mỹ ra, cũng xác định chiếc máy bay vũ trụ không người lái Boeing X-37 từng bay một số lần vào vũ trụ và hoạt động trên quỹ đạo có độ cao tới 750 km, có khả năng cơ động và có khoang chứa hàng, chiếc máy bay trong mơ của người Mỹ- là một mối đe dọa đối với Nga .

Mọi nỗ lực (yêu cầu) của Nga nhằm tìm hiểu tính năng và nhiệm vụ của X-37 để đảm bảo an ninh cho chính mình đều bị phía Mỹ phớt lờ.

Còn bây giờ thì, sau khi thử nghiệm thành công vũ khí chống vệ tinh của Nga, Lầu Năm Góc có thể đưa chiếc tàu con thoi này vào danh sách đồ phế liệu – vì nó đã nằm trong tầm ngắm của Shoigu.

Tuy nhiên, X-37 chỉ là một trong những chương trình thiết kế thiết bị vũ trụ có chức năng quân sự của Mỹ.

Còn có những dự án vũ khí khác, trong đó có các phương tiện- vũ khí (vũ trụ) tác chiến- tấn công. Tập hợp những vũ khí này sẽ đảm bảo tạo ra một ưu thế quân sự tổng hợp cho Mỹ theo đúng như tinh thần Học thuyết vũ trụ của nước này.

 

Có một điều thú vị là trong thế kỷ 21 Nga- mới chỉ là cường quốc thứ tư trên thế giới bắn hạ vật thể (vệ tinh) của chính mình trên quỹ đạo trong các cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh.

Trung Quốc là nước đầu tiên làm việc này- vào năm 2007. Tiếp theo - vào năm 2008, người Mỹ đã "thể hiện mình". Và cuối cùng, Ấn Độ đã đạt được thành tích tương tự vào năm 2019.

Và như vậy, trước khi lên tiếng trách móc Matxcova, Washington nên nhớ lại những tội lỗi của chính mình.

Thêm nữa, Nga không những chưa từng thể hiện mong muốn thống trị không gian vũ trụ trong các học thuyết quân sự của mình, mà còn đưa ra sáng kiến ​​không bố trí vũ khí lên quỹ đạo trước.

Ngoài ra, khi đưa ra bình luận chính thức về các vụ thử nghiệm này, Bộ Ngoại giao Nga cũng đề xuất (với cộng đồng quốc tế) cần phải tiến ành đàm phán để thống nhất với nhau về một công cụ (văn kiện) quốc tế mang tính ràng buộc pháp lý để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ và chỉ sử dụng không gian vũ trụ cho mục đích hòa bình.

 

Rất có thể, chính để đạt được sự cân bằng trong tương quan lực lượng trên vũ trụ, vô hiệu hóa ưu thế dơn phương của Hoa Kỳ trên quỹ đạo nên Nga mới tiến hành các cuộc thử nghiệm như vậy.

Một khi khả năng của các “tay chơi” chủ chốt ngang ngửa nhau, khả năng ký được một thỏa thuận công cụ như vậy sẽ nhiều hơn nhiều.

II.Phần phỏng vấn

1/ Chuyên gia quân sự Nga Aleksey Leonko, Tổng biên tập báo “Kho vũ khí của tổ quốc”

Ngadua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam

—Trong trường hợp này, điều quan trọng là phía Nga đã thông báo trước cho phía Mỹ về lần phóng tên lửa từ Plesetsk này của chúng ta”.

 

Có một thực tế- cần phải phá hủy các vật thể lớn trên quỹ đạo, bởi vì nếu chúng rơi xuống Trái đất thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, phải phá chúng thành các mảnh nhỏ và những mảnh nhỏ này sẽ cháy hết khi rơi vào các lớp khí quyển dày đặc. Đấy là những gì mà Mỹ đã làm, Trung Quốc đã thử nghiệm, và người Ấn Độ cũng đã từng thử những khả năng như vậy.

"SP": - Có nghĩa là vũ khí chống vệ tinh của chúng ta đã hoạt động vì lợi ích của con người? Nhưng những tiếng phản đối phẫn nộ người Mỹ gay gắt đến nỗi cứ như là X.Shoigu đã bắn hạ máy bay vũ trụ X-37 của họ ...

- Tất cả sự cường điệu này chỉ nhằm một mục đích- để Quốc hội Mỹ tăng chi tiêu cho các chương trình chế tạo vũ khí trong vũ trụ. Để chứng minh cho sự cần thiết này (tăng chi tiêu), cần phải có một kẻ thù đã có loại vũ khí này.

Chính vì vậy, trong suốt năm ngoái, những người đóng thuế Mỹ đã liên tục được khuyến cáo rằng người Nga và người Trung Quốc đang bí mật làm việc đó. Lần thử nghiệm mới đây- chính là sự xác nhận về sự hiện diện của loại vũ khí bí mật này.

 

Tuy nhiên, Nga chưa bao giờ đặt ra nhiệm vụ quân sự hóa vũ trụ trong các văn kiện chương trình quân sự của mình.

Công thức (tham vọng) này chỉ dành riêng cho người Mỹ và các đồng minh Châu Âu của họ,- những nước đang cùng với Mỹ thiết kế chế tạo những mẫu vũ khí như vậy. Nhưng họ đã nhầm khi nghĩ rằng nếu triển khai các loại vũ khí đó trên vũ trụ, Nga sẽ không có gì để đáp trả. Chúng ta có thể đáp trả.

2/Ivan Moiseev, Giám đốc Viện Chính sách Không gian Vũ trụ Nga thì lại cho rằng khi thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh, Nga đã mất nhiều hơn được.

Ngadua may bay vu tru X-37 My vao tam ngam

— Vào mùa hè năm 2014, Nga và Trung Quốc đã đệ trình dự thảo hiệp ước về việc ngăn chặn bố trí vũ khí trong vũ trụ, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các vật thể trong vũ trụ.

Nhưng dự thảo này đã không được tiếp nhận, không được coi là có tính khả thi, bởi vì hầu hết các quốc gia hàng đầu về lĩnh vực vũ trụ đều phản đối. Ngoài ra, song song với nó, còn một dự thảo hiệp ước khác cũng đang được xúc tiến – đó là một dự thảo của Châu Âu: Công ước về những Quy tắc ứng xử trong vũ trụ.

 

Cả hai dự thảo văn kiện trên có nhiều điểm trùng nhau và cạnh tranh mạnh với nhau, bởi vì phi quân sự hóa vũ trụ - đó là một trong những thành tố cấu thành của an ninh trên quỹ đạo.

Bản chất của những ý kiến phản đối đối với dự án của Liên bang Nga và CHND Trung Hoa là các định nghĩa trong đó không được chú giải một cách rõ ràng (lấy ví dụ, thuật ngữ "vũ khí vũ trụ").

Vấn đề đã được làm rõ qua các cuộc thử nghiệm mới nhất, khi chúng ta biết được rằng không chỉ có các vũ khí được bố trí trên vũ trụ, mà ngay cả các vũ khí bố trí trên mặt đất cũng đều có thể với tới các quỹ đạo.

Các nỗ lực để tìm sự đồng thuận trong các phương pháp tiếp cận (của các bên) vẫn còn được tiếp tục cho đến nay.

Nhưng những cuộc thử nghiệm mới này trên thực tế đã tước đi bất kỳ cơ hội phát triển tiếp theo nào của dự thảo hiệp ước do Nga và Trung Quốc soạn thảo.

 

Ngoại trừ Trung Quốc, nước đã từng tiến hành những cuộc thử nghiệm như vậy, và có lẽ, chính vì thế nên giữ quan điểm trung lập, tất cả những nước còn lại khác đều có phản ứng rất tiêu cực.

Vấn đề không phải là việc quân sự hóa vũ trụ - nó không làm ai bị thương, mà chính là sự hình thành vô số các mảnh vỡ.

Mà chuyện này (thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh) lại xảy ra trong bối cảnh , khi đang diễn ra các cuộc tranh luận tại LHQ, trong cộng đồng quốc tế về việc hạn chế rác vũ trụ. Hoạt động trong lĩnh vực này gần đây đã được đẩy mạnh rõ rệt.

Và hình ảnh Nga, với tư cách là một đối tác trong những công việc này, giờ trông cực kỳ tệ hại. Chúng ta bị tổn thất nặng nề về danh tiếng. Hơn nữa, nó lại được thực hiện một cách rất không chuyên nghiệp.

Lẽ ra đã có thể làm như người Ấn Độ đã từng làm- họ đã phá hủy mục tiêu ở quỹ đạo thấp, cũng có các mảnh vỡ nhưng chúng nhanh chóng cháy hết và không một ai đưa ra bất kỳ lời phàn nàn đặc biệt nào với Ấn Độ.

 

"SP": - Rất có thể giới tướng lĩnh của chúng ta muốn thể hiện năng lực của mình chăng? Kiểu như, chúng tôi sẽ với tới các vị cả ở những quỹ đạo cao nhất ...

- Thật khó để hiểu là họ đang nghĩ gì. Nhưng nếu như Ấn Độ- một nước còn xa mới là cường quốc vũ trụ đầu tiên, mà còn làm được điều đó (bắn hạ vệ tinh) từ cách đây 3 năm, thì Nga thậm chí còn thừa khả năng làm được.

Những thử nghiệm kiểu này đã được thực hiện ở Liên Xô từ những năm 1960, khi chúng ta bắn hạ các đầu tác chiến của tên lửa chiến lược.

Thêm nữa, nhiệm vụ này (bắn hạ đầu tác chiến tên lửa chiến lược) khó hơn, bởi vì rất khó tính toán chuyển động của nó. Rất nhiều lực tác động lên nó, như bầu khí quyển chẳng hạn - rất khó để bắn trúng, nhưng chúng ta đã bắn hạ được và chứng minh cho toàn thế giới thấy.

Trong trường hợp đối với vệ tinh, thì mục tiêu có cao hơn một chút. Nhưng xét từ quan điểm kỹ thuật, thì ở đây chỉ có vấn đề thay đổi công suất tên lửa. Chính vì vậy, các cuộc thử nghiệm này không có một ý nghĩa thực tế nào, trong khi về mặt chính trị- bị thiệt hại nặng.

 

"SP": - Chẳng phải là bằng cách này chúng ta đã chứng minh được khả năng "vô hiệu hóa” tiềm lực của chính chiếc máy bay vũ trụ Boeing X-37 vốn được thừa nhận là rất nguy hiểm sao?

- Bắn hạ vệ tinh của nước khác- có nghĩa là tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của quốc gia- chủ sở hữu vệ tinh đó. Chính vì vậy, những thí nghiệm chống vệ tinh này- đó chính là những thử nghiệm với chiến tranh nhiệt hạch.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm