Quốc tế

Nga dùng năng lượng hạt nhân duy trì sức ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân được Nga đẩy mạnh trong thời gian qua nhằm phá thế cô lập của phương Tây.

Chuyên gia nói về ưu thế vượt trội của tác chiến điện tử Nga trước đối thủ / Không quân Nga gia tăng sức mạnh khi nhận thêm loạt oanh tạc cơ Su-34M cực mạnh

Nga là một cường quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, bởi vậy nhiều nước trên thế giới vẫn lựa chọn hợp tác với Moskva, bất chấp việc Mỹ và châu Âu cảm thấy rất không hài lòng.

Nga là một cường quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, bởi vậy nhiều nước trên thế giới vẫn lựa chọn hợp tác với Moskva, bất chấp việc Mỹ và châu Âu cảm thấy rất không hài lòng.

Trang Reporter cho biết, một sự kiện cực kỳ quan trọng vừa diễn ra tại quốc gia Bắc Phi Ai Cập vào tuần trước, liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân với Nga.

Các chuyên gia của Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga Rosatom đã lắp đặt những thành phần quan trọng cho tổ máy số 2 của nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa của Ai Cập.

Cơ sở này đang được xây dựng ở tỉnh Matrouh bên bờ biển Địa Trung Hải. Sau khi hoàn thành việc lắp ráp các thành phần lò phản ứng của tổ máy số 2, quá trình đổ bê tông cho tổ máy số 4 sẽ bắt đầu.

 

Truyền thông địa phương nhắc nhở một yếu tố quan trọng đó là diện tích của nhà máy điện nguyên tử El-Dabaa, bao gồm 4 tổ máy phát sẽ lên tới 57.000 m2, trở thành cơ sở sản xuất điện hạt nhân lớn nhất thế giới.

Không dừng lại đây, El-Dabaa cũng chính là nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở châu Phi, mở ra triển vọng to lớn cho cả Ai Cập cũng như toàn bộ Lục địa Đen trong việc khai thác năng lượng hạt nhân phục vụ mục đích hòa bình.

Quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa chính thức bắt đầu vào năm 2022. Quy mô bao gồm 4 tổ máy phát công suất 1.200 MW, được trang bị lò phản ứng thế hệ III+ loại VVER-1200.

 

Không chỉ có vậy, toàn bộ những thiết bị cần thiết còn lại, đảm bảo cho việc vận hành nhà máy một cách hiệu quả đều được Nga cung cấp. Ngoài ra Moskva chịu hoàn toàn trách nhiệm đảm bảo nguồn vốn cho dự án.

Đến đây xuất hiện không ít thắc mắc về lý do tại sao Liên bang Nga lại phải vừa tài trợ tiền, vừa đảm bảo xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân cho Ai Cập? Có ít nhất 3 lý do để giải thích hành động nói trên.

Đầu tiên dĩ nhiên là lợi ích về mặt kinh tế. Nga đang đầu tư vào cơ sở này theo hình thức cấp tín dụng cho Ai Cập, điều này có nghĩa là số tiền bỏ ra vẫn sẽ quay trở lại nước Nga kèm theo lãi suất.

 

Bên cạnh đó, trong tổng số 17.000 công nhân và chuyên gia dự kiến sẽ tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân El-Dabaa vào cuối năm nay, có tới một nửa trong số đó là người Nga.

Thứ ba, việc thực hiện một dự án quy mô đặc biệt lớn như vậy giúp cho nhiều doanh nghiệp Nga có việc làm trong nhiều năm tới. Điển hình như Cục Thiết kế Cơ khí Trung ương đã nhận được đơn đặt hàng kỷ lục, điều này có ý nghĩa khi tình hình kinh tế khó khăn.

Điều đáng nói nữa là lợi ích của Nga không chỉ giới hạn ở kinh tế. Trong quá khứ, Liên Xô từng tài trợ cho nhiều dự án xây dựng trên khắp thế giới để duy trì ảnh hưởng chính trị và họ đã rất thành công.

 

Sau khi Liên xô tan rã, tình hình đã thay đổi khi nhiều đồng minh cũ của Moskva quay sang phương Tây và phải tới gần đây Nga mới dần khôi phục lại vị thế quốc tế như cũ.

Bằng cách tăng cường ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại châu Phi thông qua lĩnh vực khai thác năng lượng hạt nhân, Nga đang tạo chỗ đứng vững chắc cho vị thế của mình trong nhiều thập kỷ tới.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm