Quốc tế

Nga không áp sát vẫn khiến phi công Mỹ mệt nhoài

Theo Air Force Times, số lượng các chuyến bay của Nga gần Alaska nhiều kỷ lục thời gian qua khiến phi công Mỹ phải rất vất vả khi làm nhiệm vụ.

Phản ứng dây chuyền từ thương vụ S-400 Ấn, Thổ / Thổ sẵn sàng đưa vũ khí thế chỗ Patriot vào vận hành

Trung tướng David Krumm, chỉ huy Không quân Mỹ tại Alaska cho biết, các máy bay phản lực của Không quân Mỹ đang phải ngăn chặn nhiều máy bay Nga hơn bao giờ hết.

"Chúng tôi khẳng định thấy sự gia tăng hoạt động của Nga ở ngoài khơi bờ Tây. Chúng tôi đã ngăn chặn hơn 60 máy bay vào năm 2020 và theo dõi số lượng máy bay Nga còn nhiều hơn thế", tướng David Krumm cho biết.

Nga khong ap sat van khien phi cong My met nhoai
Tiêm kích tàng hình Mỹ trong một lần áp sát máy bay Nga.

Nguồn tin này cho biết thêm, trong năm 2015, lực lượng không quân Mỹ phải ngăn chặn 10 cuộc xâm nhập của máy bay Nga hàng năm. Con số này tăng lên đáng kể theo từng năm.

Phát biểu tại một diễn đàn do Hiệp hội Không quân Mỹ tài trợ, tướng Krumm cho biết các vụ đánh chặn gây căng thẳng cho lực lượng không quân Mỹ nhưng tình hình đang được quản lý hiệu quả.

Hiện Mỹ đã cử máy bay chiến đấu F-22 Raptor đến nghênh chiến với máy bay Nga ở Alaska, trong đó có máy bay do thám và máy bay ném bom chiến lược.

Dù máy bay Nga chưa một lần tiếp cận không phận Mỹ nhưng chiến đấu cơ nước này vẫn phải bay lên làm nhiệm vụ. Đây là yêu cầu bắt buộc được đặt ra để bảo vệ không phận của Mỹ.

Được biết, vùng đệm không phận quanh Alaska rộng hàng nghìn km2. Vì vậy, nếu như một máy bay nước ngoài không bay vào khoảng 20 km đất Mỹ vẫn không bị xem là hành động xâm nhập trái phép.

 

Nhưng các máy bay Nga xuất hiện trong khu vực này luôn là mối quan tâm đặc biệt của quân đội Mỹ, bởi vì khi các chiến đấu cơ Nga bay vào trong vùng đệm Alaska thì chúng có thể rất nhanh tiến vào không phận và gây nguy hiểm cho Mỹ.

Làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay tầm xa Nga tại khu vực này thường là Su-35 và đặc biệt là MiG-31. Khi Không quân Nga vừa triển khai phi đội tiêm kích đánh chặn MiG-31BM tới căn cứ ở Anadyr, vùng Chukotka đối diện với Alaska của Mỹ.

"Để tăng cường khả năng chiến đấu cho các đơn vị không quân tại Bắc Cực, các phi đội tiêm kích đánh chặn tầm cao MiG-31 của Hạm đội Thái Bình Dương đã được điều động đến Anadyr, vùng Chukotka", thông báo của Hạm đội Thái Bình Dương Nga hồi đầu năm 2021.

Vùng Chukotka rất gần Alaska. Đây là khu vực có dân số ít thứ 2 của Nga với khoảng 50.500 người. Cùng với đó, cơ sở hạ tầng tại đây vẫn chưa phát triển tốt. Nhiều cư dân vẫn sống bằng nghề săn bắt truyền thống và nuôi tuần lộc.

Nói về lý do sử dụng MiG-31BM chứ không phải tiêm kích khác cho đơn vị tại Chukotka, Không quân Nga cho biết: "Do MiG-31BM có tốc độ không một chiến đấu cơ nào hiện nay sánh kịp cùng với thiết kế chuyên thực hiện nhiệm vụ đánh chặn.

 

Vì vậy chiến đấu cơ này sẽ hiệu quả hơn bất kỳ tiêm kích nào cho nhiệm vụ đối phó với mục tiêu đường không tại Chukotka - nơi hệ thống đánh chặn mặt đất chưa được triển khai đủ mạnh".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm