Quốc tế

Nga nếm trái đắng, khách hàng hủy mua S-400 chuyển sang THAAD

Saudi Arabia chính thức tuyên bố hủy mua S-400 của Nga và chuyển sang đàm phán với Mỹ về thương vụ hệ thống phòng thủ tầm cao THAAD.

Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh? / Ông Putin: Vũ khí Nga đặt tàu chiến Mỹ vào tầm ngắm

Thông tin được Viktor Kladov, người đứng đầu bộ phận hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của Tập đoàn nhà nước Rostec của Nga cho biết bên lề Triển lãm Dubai Airshow 2021, Saudi Arabia đã chính thức dừng thương vụ S-400 và chuyển sang đàm phán với Mỹ để mua hệ thống THAAD.

Nga nem trai dang, khach hang huy mua S-400 chuyen sang THAAD
Hệ thống S-400 Nga.

Đây là thông tin khá bất ngờ bởi khách hàng Trung Đông này đã ký thỏa thuận với Nga về thương vụ S-400 từ năm 2017. Đại diện phía Nga không tiết lộ lý do nào khiến Saudi Arabia dừng thương vụ hệ thống S-400 nhưng khẳng định, những hợp đồng S-400 với loạt khách hàng khác vẫn tiếp tục theo kế hoạch.

Những hệ thống S-400 đầu tiên sẽ được chuyển đến Ấn Độ trước khi kết thúc năm 2021. Trong khi hợp đồng S-400 thứ 2 với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang diễn ra rất thuận lợi. Trong hợp đồng mới sẽ bao gồm cả việc chuyển giao một phần công nghệ, ông Kladrov nói.

Dù không rõ lý do thực sự của Saudi từ bỏ S-400 quay sang vũ khí Mỹ nhưng ngay từ năm 2017 - thời điểm Nga và Saudi ký thỏa thuận, Mỹ tuyên bố sẽ áp Đạo luật CAATSA với Saudi Arabia bất chấp quốc gia Trung Đông này là khách hàng lớn của vũ khí Mỹ trong nhiều năm qua.

Ngay khi Mỹ đe dùng CAATSA với Saudi, Tiến sĩ Carlo Kopp, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Mỹ cho rằng, với vị thế của Saudi Arabia, sẽ rất kho để Mỹ áp trừng phạt với quốc gia này.

Nguyên nhân được vị chuyên gia này đưa ra là hiện Riyadh đang là khách hàng béo bở hàng đầu của Mỹ tại Trung Đông, vì vậy không dại gì để mất khách sộp này. Ngoài ra, Mỹ còn muốn dùng Saudi làm con bài để kích thích các nước trong khu vực mua vũ khí của mình, mà ví dụ điển hình là vụ khủng hoảng Qatar năm 2017.

 

Liên tiếp trong những tháng giữa năm 2017, Qatar và hàng loạt nước Arap Trung Đông do Saudi Arabia lãnh đạo, đột nhiên phát sinh mâu thuẫn rất lớn với cáo buộc chính quyền Doha hỗ trợ các nhóm khủng Anh em Hồi giáo ở Ai Cập hay Hamas ở Palestine.

Với lí do đó, Liên minh gần 10 nước của Saudi đã phong tỏa biên giới trên bộ và trên không, đồng thời cấm vận Qatar và đòi các tổ chức quốc tế trừng phạt nước này.

Để đổi lấy cam kết ủng hộ của Mỹ, trong chuyến thăm Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump, chính quyền Riyadh đã ký hợp đồng vũ khí khổng lồ với Mỹ trị giá tới 110 tỷ USD, kèm theo điều khoản hợp tác kỹ thuật quân sự trong mấy thập kỷ tới trị giá hàng trăm tỷ nữa.

Chính vì quyền lợi khổng lồ Mỹ có thể kiếm được hàng năm tại Saudi, Tiến sĩ Carlo Kopp cùng nhiều chuyên gia chuyên nghiên cứu về Trung Đông đều cho rằng, sẽ không có biện pháp trừng phạt nào đáng kể của Mỹ áp vào Saudi dù nước này mua vũ khí phòng thủ của Nga.

Tuy nhiên hiện không rõ việc Saudi đột ngột hủy mua S-400 của Nga và chuyển sang hệ thống THAAD có liên quan gì đến CAATSA và sức ép từ phía Mỹ tạo ra hay không.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm