Quốc tế

Nga tăng tuổi thọ của phương tiện cõng Avangard

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga đã quyết định kéo dài thời gian phục vụ của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) UR-100N UTTKh thêm 3 năm nữa.

Anh: Nga tiếp nhận tàu ngầm cho vụ phá hoại mới / Nga hé lộ chi tiết máy bay động cơ điện đầu tiên

Thông tin được Giám đốc điều hành kiêm Thiết kế trưởng của Liên hiệp Nghiên cứu và Chế tạo máy (ELSIB), Alexander Leonov cho biết hôm 2/4, tên lửa UR-100N UTTKh (NATO định danh là SS-19 Stiletto) sẽ phục vụ thêm 3 năm nữa trong Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

"Chúng tôi sẽ giữ tên lửa này trong nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện miễn là cần thiết. Giờ đây chúng tôi đã quyết định kéo dài thời gian phục vụ của UR-100N UTTKh thêm 3 năm nữa", Giám đốc Alexander Leonov nói.

Nga tang tuoi tho cua phuong tien cong Avangard
Tên lửa UR-100N UTTKh.

Quyết định trên được đưa ra trong khi Nga đang thực hiện chương trình thay thế tên lửa UR-100N UTTKh theo kế hoạch. Hiện chỉ còn 50 tên lửa loại này còn trong trang bị trong tổng số 150 tên lửa như trước đây.

Điểm đặc biệt theo vị giám đốc này là dù đang bị thay thế nhưng hiện UR-100N UTTKh vẫn là dòng tên lửa ICBM Nga dùng làm phương tiện cõng vũ khí siêu vượt âm Avangard trong thử nghiệm và hoạt động chiến đấu.

Giới quân sự Nga cho biết, UR-100N UTTKh là một tên lửa tốt, đảm bảo chắc chắn vượt qua khoảng không gian nằm giữa lục địa Châu Âu và lục địa Bắc Mỹ khi cõng theo Avangard để tấn công mục tiêu. Tên lửa UR-100N UTTKh ra đời vào cuối những năm 70 thế kỷ trước nhưng đánh chặn tên lửa này chưa bao giờ là dễ dàng với bất kỳ lực lượng phòng thủ nào.

Theo chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế tên lửa Vladimir Tuchkov, trên UR-100N UTTKh có một tổ hợp giúp tên lửa này chọc thủng khu vực phòng thủ chống tên lửa của đối phương.

Và vì vậy nó có thể bị bắn hạ bởi các phương tiện vũ khí đánh chặn tên lửa của Mỹ. Nhưng tất nhiên, tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ Patriot không đủ tầm để lập được một kỳ tích như vậy. Tổ hợp cơ động THAAD Mỹ có nhiều cơ hội hơn.

 

Nhưng những cơ hội này cũng không nhiều. THAAD chỉ có khả năng đánh chặn các tên lửa không cơ động tầm trung trong một số lần thử. Nhưng còn với hệ thống biển Aegis được bố trí giữa các tàu cỡ lớn và cỡ vừa của Hải quân Mỹ, thì cần phải coi chừng.

Và cho dù ngay cả khi hiện nay nó vẫn chưa có khả năng đánh chặn cả những ICBM chỉ bay theo một quỹ đạo nhất định và không cơ động, nhưng hệ thống phòng thủ chống tên lửa này đang tiến bộ rất nhanh.

Trong các bệ phóng trên tàu chiến Mỹ, những tên lửa đánh chặn đã cũ liên tục được thay thế bằng những tên lửa mới iên tiến hơn, có tốc độ và khả năng chịu lực quá tải cao hơn. Đấy là còn chưa nói về độ cao đánh chặn- chắc chắn liên tục được nâng lên.

Cụ thể, vào năm 2008, một tên lửa đánh chặn của hệ thống Aegis này đã bắn hạ một vệ tinh trinh sát mất kiểm soát của Mỹ ở độ cao tới 247 km. Đến thời điểm hiện đại, trần bay của tên lửa đánh chặn này rõ ràng đã tăng lên rất nhiều.

Tên lửa đánh chặn chính của hệ thống phòng thủ tên lửa hải quân là dòng tên lửa đánh chặn ba tầng RIM-161 Standard Missile 3 (SM-3). Đến nay, biến thể SM-3 Block II có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung, cũng như các khối tác chiến tách ra từ chúng với một xác suất chấp nhận được.

 

Hiện (Mỹ) đang chuẩn bị thử nghiệm biến thể SM-3 Block IIA, được cho là sẽ đánh chặn được cả ICBM. Nhưng chỉ đánh chặn được các ICBM không cơ động và không phóng các mục tiêu giả khi bay. Trong khi bây giờ thì ở Bán cầu Đông (của Trái Đất) đã không còn nước nào sử dụng kiểu ICBM như vậy nữa.

Nhưng tới biến thể tiếp theo- SM-3 Block IIB - người Mỹ đã có kế hoạch trang bị cho nó thiết bị tự chọn mục tiêu, có nghĩa là nhận dạng được các mồi bẫy giả. Và cũng có thể đối phó rất hiệu quả với các hệ thống tác chiến điện tử trên ICBM.

Khoảng giãn cách thời gian giữa những lần xuất hiện các biến thể mới của SM-3 là vào khoảng 4-5 năm một. Thành thử, sau 8-10 năm nữa, hệ thống Aegis Mỹ sẽ có khả năng đánh chặn với xác suất nhất định các ICBM UR-100N UTTKh của Nga trước khi khối tác chiến bay Avangard tách khỏi nó.

Nhưng một khi Avangard được tách ra khỏi tên lửa mang nó, việc đánh chặn phần chiến đấu siêu vượt âm này không khác nào bắn trúng một viên đạn đang bay, chuyên gia Nga cho biết.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm