Quốc tế

Nhiệm vụ đặc biệt của Su-57 khi mang tên lửa tầm xa

Theo National Interest, Nga đã sẵn sàng trang bị tên lửa đánh chặn tầm xa R-37M cho tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57.

Các căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Azerbaijan đều nằm trong "bán kính hủy diệt" của tên lửa Nga / INF bị hủy, Nhật cũng muốn tên lửa siêu thanh, tầm xa

Quyết định trang bị này được Không quân Nga, nhà sản xuất tên lửa và hãng Sukhoi thống nhất sau khi cân nhắc kỹ khả năng của Su-57 cũng như sự tương thích của R-37M với chiến đấu cơ này đã được kiểm chứng qua những cuộc thử nghiệm được thực hiện.

Nhiem vu dac biet cua Su-57 khi mang ten lua tam xa
Tiêm kích tàng hình Su-57.

Nhưng điều đặc biệt là vũ khí này sẽ không được lắp vào khoang vũ khí trong thân do kích thước quá lớn. Tên lửa R-37M sẽ được gắn trên mấu treo bên ngoài thân của chiếc Su-57. Việc trang bị đã sẵn sàng như Nga không hề tiết lộ thời điểm cụ thể cặp đôi này tham gia trực chiến trong Không quân Nga.

Điều khá bất ngờ theo thông tin từ trang National Interest, thực tế Không quân Nga đã triển khai dòng tên lửa R-37M đến chiến trường Syria từ hồi đầu năm 2017 nhưng thông tin này không được Nga xác nhận.

Theo những thông tin được công khai, tên lửa R-37M nặng 600kg, dài 4,2m, có tốc độ trên Mach 5. Báo Mỹ thừa nhận, với tốc độ này, không một loại vũ khí nào có thể đánh chặn, dù phát hiện nó từ xa.

R-37M sử dụng thuốc nổ rắn, lại có động cơ đẩy khỏe (động cơ phun nhiên liệu nhiều tầng) nên tầm bắn lên đến 398 km. Nó vượt xa hơn nhiều so với AIM-54 Phoenix của Hải quân Mỹ có tầm bắn chỉ khoảng 190km.

Trong khi loại Phoenix gần như bị loại khỏi biên chế từ năm 2004 thì R-37M lại là loại tên lửa đang được giới quân sự để mắt, ngưỡng mộ. Bởi hiện chưa có loại tên lửa không đối không nào có thể sánh kịp với R-37M ở mọi thông số. R-37M so với nguyên bản được cập nhật nhiều tính năng và công nghệ mới, nổi bật là hệ thống dẫn đường, hoạt động ở 2 chế độ, chủ động và bán chủ động.

 

Ở chế độ bán chủ động, máy bay đối phương không hề biết rằng mình đang bị tấn công, trừ khi có sự trao đổi dữ liệu giữa tên lửa và máy bay phóng thông qua kênh liên kết dữ liệu. Ở chế độ chủ động, tên lửa chuyển sang mục tiêu khác quan trọng hơn với sự hỗ trợ từ radar của máy bay phóng thông qua kênh liên kết dữ liệu.

R-37M còn được trang bị radar chỉ thị mục tiêu Agat 9M1103M-350, đây là loại radar cho tên lửa đối không có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly xa nhất hiện nay. R-37M được ra đời để trang bị cho tiêm kích đánh chặn MiG-31BM và S-57.

Sức mạnh của R-37M là không thể phủ nhận nhưng dòng tên lửa này chỉ được Nga sử dụng vào nhiệm vụ đối phó với máy bay chỉ huy cảnh báo sớm hoặc máy bay trinh sát của đối phương.

Vì vậy, cặp đôi R-37M và Su-57 được Nga coi là "sát thủ" với máy bay cảnh báo sớm của Không quân Mỹ và phương Tây. Mỗi chiếc MiG-31 có thể đeo 6 quả R-37M xếp thành 2 hàng dưới bụng. Trong khi chưa rõ số lượng R-37M tiêm kích Su-57 có thể mang theo.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm