Quốc tế

Pantsir-SA của Nga diệt toàn bộ mục tiêu tại Bắc Cực

Hệ thống Pantsir-SA của Hạm đội Phương Bắc, Nga vừa diệt toàn bộ mục tiêu trong cuộc diễn tập bắn đạn thật tại đảo Kotelny.

Quốc gia ASEAN nhận lô UAV ScanEagle được tặng từ Mỹ / Pháp khẳng định vị thế trên thị trường xuất khẩu vũ khí

Hạm đội Nga ra thông báo cho biết, trong diễn tập các khẩu đội phòng không đã cơ động đối phó với cuộc tấn công từ nhiều loại vũ khí khác nhau từ tên lửa hành trình, chiến đấu cơ, máy bay không người lái.

Hệ thống Pantsir-SA.

Hệ thống Pantsir-SA.

Nguồn tin này cho biết thêm, sau khi gia cố sức mạnh Hải quân và Không quân, những hệ thống phòng không chuyên dụng được coi là mảnh ghép hoàn hảo cuối cùng khi Nga thực hiện gia cố sức mạnh quân sự tại vùng đất lạnh giá này."Các khẩu đội đã đồng loạt khai hỏa đánh chặn các mục tiêu mô phỏng một cuộc tấn công quy mô lớn bằng nhiều loại vũ khí khác nhau. Kết quả Pantsir-SA và những vũ khí khác tham gia diễn tập đã chứng minh được sức mạnh khi ngăn chặn toàn bộ vũ khí tấn công", cơ quan báo chí của Hạm đội Nga cho biết.

Hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-SA được thiết kế riêng cho Bắc Cực là phiên bản của tổ hợp phòng không Pantsir-S1. Tương tự Tor-M2DT (phiên bản Bắc Cực), module chiến đấu của Pantsir-SA cũng dùng khung gầm bánh xích DT-30PM.

Theo ông Vladimir Popov, Giám đốc Công ty cổ phần Scheglovsky Val trực thuộc Cục Thiết kế công cụ (KBP), việc trang bị những vũ khí phòng không này trên khung gầm xe bánh xích chuyên dụng đã khắc phục được điểm yếu của chúng khi di chuyển trên địa hình băng tuyết.

Vị giám đốc này cho biết, hiện nay hệ thống Pantsir-S1 thường đặt trên khung gầm bánh hơi nên khả năng cơ động của nó trên tuyết dày rất hạn chế. Vì vậy, cần phải tăng cường độ tin cậy của Pantsir-S1 khi vận hành trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Ngoài việc tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến trên bề mặt tuyết dày, Nga còn biến Pantsir-SA thành vũ khí chuyên tiêu diệt các máy bay không người lái trong điều kiện Bắc Cực.

 

Hệ thống Pantsir-SA cải tiến này đã bắt đầu được trang bị thí điểm cho lực lượng Tên lửa phòng không của Không quân Nga từ cuối năm 2015. Đại diện của cơ quan báo chí – thông tin Bộ Quốc phòng Nga, Đại tá Igor Klimov cho biết.

"Hiện Nga vẫn tiếp tục hiện đại hóa Pantsir-SA theo hướng nâng cao hiệu quả chống lại các phương tiện bay không người lái. Bên cạnh đó, hệ thống này còn được cải tiến để thích nghi với các nhiệm vụ trong điều kiện nhiệt độ thấp", ông Klimov cho biết.

Cùng với Pantsir-SA và Tor-M2DT, hiện Nga cũng đang tiến hành nâng cấp hàng loạt phương tiện và vũ khí khác nhằm nâng cao hiệu quả khi tác chiến tại Bắc Cực, trong đó có trực thăng Mi-8, gia cường thân tàu ngầm hạt nhân giúp nó vượt qua lớp băng dày ở Bắc Cực mà không bị hư hại thân tàu.

Izvestia dẫn nguồn tin Quân đội Nga cho biết, nhờ có các phần tử mới của kết cấu và gia cường thân tàu sẽ mở rộng khả năng của tàu ngầm - khi nổi lên tàu ngầm có thể vượt qua lớp băng dày tại Bắc Cực mà thân tàu không bị hư hại.

Trong khi vũ khí Nga ngày càng chứng minh được sức mạnh và độ tin cậy khi hoạt động tại Bắc Cực thì vũ khí Mỹ đã cho thấy điều ngược lại khi hoạt động tại đây. Cụ thể, trong cuộc diễn tập hồi đầu tháng 3/2020 với sự tham gia của tàu ngầm USS Toledo thuộc Los Angeles.
Theo kịch bản, chiếc tàu ngầm hạt nhân này đang cơ động dưới lớp băng dày tại Bắc Cực thì nhận lệnh nổi lên để tấn công kẻ thù. Mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi khi phần tháp điều khiển của USS Toledo nhô lên khỏi mặt băng.
Nhưng đó là tất cả những gì chiếc tàu này làm được dù lớp băng tại thời điểm chiếc tàu nổi lên được xác định chỉ dày hơn 40cm. Để phần thân tàu nổi lên mặt băng và có thể khai hỏa, những thủy thủ đã phải dùng cưa máy để cắt băng.
Đây là kết quả khá bất ngờ bởi theo thông tin được Mỹ công bố, những chiếc tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles có thể phá lớp băng dày 0,7 cho đến 0,8m khi nổi lên. Việc chỉ có tháp chỉ huy nhô lên khỏi mặt băng khiến tàu ngầm Mỹ không thể khai hỏa tại Bắc Cực khi cần thiết.
Giới chuyên gia cho rằng, bất cứ dòng tên lửa nào đều không thể đâm xuyên qua lớp băng để tấn công đối thủ. Chúng chỉ có thể được phóng trong nước hoặc nổi trên bề mặt.
Vì vậy, nếu tàu ngầm Mỹ muốn khai hỏa trong tình trạng bị lớp băng dày che phủ chỉ còn mỗi một cách là thủy thủ Mỹ phải dùng xẻng và cưa máy dọn sạch lớp băng trên bề mặt.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm