Quốc tế

Radar mới có vá được lỗ hổng phòng thủ Mỹ?

Tập đoàn Raytheon vừa công bố loại radar tầm trung mới cho hệ thống phòng không NASAMS của Mỹ, giúp tăng cường khả năng đối phó với tên lửa hành trình.

Báo Mỹ khoe vũ khí giúp 'giành thắng lợi tuyệt đối', chuyên gia Nga 'cười nhạt' / Tiết lộ mới nhất về vũ khí được sử dụng trong vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran

Hệ thống radar mới định danh là GhostEye MR được phát triển để trang bị cho hệ thống NASAMS. Đây là biến thể của GhostEye. Hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động có thể mở rộng cung cấp khả năng giám sát 360 độ và điều khiển hỏa lực tiên tiến.

"GhostEye MR giúp NASAMS tăng cường đáng kể khả năng đối phó với mục tiêu hiện tại và tương lai. Chúng tôi đang cung cấp cho quân đội Mỹ và sắp tới là các đồng minh một cảm biến mạnh mẽ có thể phòng thủ trước nhiều mối đe dọa", Tom Laliberty, phụ trách kinh doanh của Raytheon cho biết.

Radar moico vaduoclo hong phong thu My?
Hệ thống GhostEye MR.

Nói về khả năng của GhostEye MR, vị đại diện này cho biết, hệ thống radar mới có thể phát hiện mọi mục tiêu trong tầm giám sát như chiến đấu cơ, UAV và đặc biệt là tên lửa hành trình.

Cùng với radar mới, trung tâm sức mạnh của NASAMS là tên lửa AIM-120. Đây là loại tên lửa được thiết kế chuyên dụng cho nhiệm vụ không đối không. Tên lửa giữ nguyên thiết kế và cơ chế dẫn đường tương tự loại dùng trên máy bay.

Điểm khác biệt là nó sử dụng hộp phóng hình chữ nhật và được khởi động nghiêng. NASAMS tương thích mọi phiên bản AIM-120, tầm bắn từ 55 đến 180 km. Mỗi tiểu đoàn NASAMS gồm 12 xe mang phóng với 72 đạn tên lửa sẵn sàng khai hỏa trong 15 giây.

Điểm độc đáo khác của hệ thống này là hộp phóng thiết kế kiểu module nên còn bắn được tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X hoặc RIM-162 ESSM.

Dù Mỹ đánh giá rất cao khả năng của GhostEye MR khi kết hợp với hệ thống NASAMS, nhưng theo đánh giá của giới quan sát, tính năng của cặp đôi này trong nhiệm vụ đánh chặn hành trình vẫn là dấu hỏi.

 

Ngoài ra, sự ra đời của GhostEye MR khiến người ta nhớ lại một số chương trình trước đó mang theo kỳ vọng giúp Mỹ chặn đứng đòn đánh từ tên lửa hành trình, trong đó có hệ thống Iron Dome và đạn pháo siêu tốc HVP.

Chính vì mục đích này đã khiến Mỹ tích hợp Iron Dome lên xe quân sự và biến tổ hợp đánh chặn này thành vũ khí tự hành - khác biệt lớn so với Iron Dome trên bệ phóng cố định của Israel.

Tuy nhiên chính Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) thừa nhận: "Dù Iron Dome tự hành đã được chứng minh trong một số cuộc thử nghiệm tại Mỹ nhưng đây vẫn chỉ là giải pháp tình thế trong khi Mỹ chưa tìm ra biện pháp đối phó với tên lửa hành trình hiệu quả hơn".

Sau những cuộc thử nghiệm được Mỹ gọi là thành công, USMC đã đưa ra một số phương án sử dụng với Iron Dome nhưng đều không liên quan đến việc ngăn chặn đòn tấn công từ tên lửa hành trình, đó là: có thể chuyển cho Ukraine hoặc điều động tới Guam nhận nhiệm vụ mới.

Và cuối cùng, Iron Dome đã được triển khai đến Guam bảo vệ hệ thống đánh chặn tầm cao giai đoạn cuối THAAD khỏi sự nguy hiểm từ máy bay không người lái.

 

Trong khi đó, chương trình dùng đạn HVP đánh chặn tên lửa hành trình cũng chung số phận dù chi phí đạn HVP chỉ khoảng 75.000USD, thay vì tên lửa đánh chặn có giá vài triệu USD.

Điểm yếu của phòng thủ Mỹ trong nhiệm vụ đánh chặn tên lửa hành trình đã được nói đến từ lâu khi chuyên viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược và các vấn đề quốc tế tại Washington (CSCI) có trụ sở tại Washington, Thomas Karako thừa nhận:

"Nếu như hệ thống phòng thủ chống lại các dòng tên lửa đạn đạo của đối phương đang được chú trọng phát triển, thì việc phát triển các phương án và phương tiện phòng thủ chống lại tên lửa hành trình diễn ra rất chậm chạp tại Mỹ".

Điểm tạo ra sự nguy hiểm và khác biệt lớn nhất của tên lửa hành trình so với các dòng vũ khí tấn công khác đó chính là quỹ đạo bay của nó.

Nếu như tên lửa đạn đạo cần được tên lửa đẩy đưa lên tầng cao của bầu khí quyển sau đó sử dụng quán tính và sơ tốc cao để tiếp cận mục tiêu, thì tên lửa hành trình lại có khả năng cơ động ở độ cao thấp đến rất thấp (bám địa hình) ngay từ giai đoạn đầu tiên của pha phóng.

 

Chính khả năng tấn công tầm thấp này đang khiến phòng thủ Mỹ loay hoay tìm biện pháp đối phó.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm