Quốc tế

Scorpius giúp Israel chặn mọi mục tiêu không cần phóng đạn?

Nhà thầu quốc phòng Israel Aerospace Industries (IAI) vừa công bố hệ thống chiến tranh điện tử mới Sporpius có thể phát hiện và vô hiệu nhiều mối nguy hiểm.

Vũ khí Nga mở rộng thị trường mặc Mỹ trừng phạt / Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh?

Tờ TimesofIsrael dẫn nguồn tin từ IAI cho biết, khi tác chiến, hệ thống chống chiến tranh điện tử mới Sporpius không phóng tên lửa để tiêu diệt thiết bị bay, tàu thuyền hay tên lửa của đối phương, thay vào đó sử dụng các chùm tia gây nhiễu phổ điện từ.

Scorpius giup Israel chan moi muc tieu khong can phong dan?
Hệ thống chiến tranh điện tử mới của Israel.

Tổ hợp này có thể gây gián đoạn hoạt động của nhiều hệ thống khác nhau, trong đó có radar, cảm biến, định vị hay liên lạc. "Chúng tôi gọi đó là bảo vệ mềm. Nó là một vũ khí tấn công không phóng tên lửa", Giám đốc tiếp thị của IAI Gideon Fustick cho biết.

Với độ nhạy máy thu và công suất lớn hơn đáng kể, Sporpius có thể phát hiện đồng thời nhiều mối đe dọa từ các loại khác nhau và từ khoảng cách xa hơn so với một số hệ thống phòng thủ truyền thống.

Giám đốc Fustick tin rằng với Scorpius, Israel sẽ được nâng tầm vị thế trong tương lai khi ngày càng nhiều hoạt động chiến trận liên quan đến điện từ.

"Máy bay, tên lửa, thiết bị bay không người lái đều đang sử dụng các phương tiện từ trường điện từ để cảm nhận môi trường, điều hướng và liên lạc", ông Fustick cho biết thêm.

Được biết, một hệ thống Scorpius được phát triển với nhiều biến thể: Scorpius G làm nhiệm vụ trên mặt đất và Scorpius N được trang bị cho hải quân. Ngoài ra còn có, Scorpius P làm nhiệm vụ phòng không, Scorpius J nhằm xử lý thiết bị gây nhiễu.

 

Bộ phận cuối cùng là Scorpius T được dùng vào mục đích đào tạo. Nhà thầu IAI lần đầu ra mắt Scorpius T vào cuối tháng 10 vừa qua.

Hệ thống vũ khí mới này sử dụng công nghệ mảng quét điện tử để rà soát bầu trời cũng như phát ra chùm tia có mục tiêu. Nhờ truy đuổi mục tiêu bằng chùm tia chứ không phải tên lửa hoặc đạn pháo, Scorpius còn giúp giảm bớt chi phí phòng thủ.

Ông Gideon Fustick nhấn mạnh một trong những lợi thế lớn nhất của hệ thống "phòng thủ mềm" hay điện tử là chi phí cho mỗi lần kích hoạt hầu như bằng không.

Trong khi đó, quân đội Israel hy vọng rằng, Scorpius sẽ giúp lực lượng phòng thủ nước này bịt được lỗ hổng phòng thủ do hệ thống Iron Dome để lại.

Đánh giá về Iron Dome, tờ New York Times cũng dẫn phân tích của chuyên gia Mỹ khẳng định, tỷ lệ đánh chặn thành công của hệ thống này không quá 40%.

 

Theo giải thích của các chuyên gia, Iron Dome chỉ có khả năng làm tê liệt hoặc làm chệch hướng tên lửa của đối phương chứ không phá hủy được nhiều.

Điều này dẫn tới hệ quả là các tên lửa bị đánh chặn sẽ vẫn còn nguyên vẹn hoặc chỉ bị vô hiệu hóa một phần khi rơi xuống khu vực dân cư sẽ vẫn có khả năng gây nguy hiểm cho con người.

Ngoài ra, hệ thống này cũng không thể phản ửng với một cuộc tấn công quy mô lớn đồng thời. Và sự ra đời của Scorpius sẽ hóa giải tất cả những tồn tại trên hệ thống đánh chặn Iron Dome nhưngcó chi phí thấp hơn rất nhiều.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm