Quốc tế

Soi sức mạnh tên lửa Vihr-1 - sát thủ diệt tăng đáng gờm của Nga

Tên lửa Vihr-1 sẽ có thể bắn hạ những chiếc xe tăng hiện đại nhất trên chiến trường và trở thành một trong những vũ khí chính xác nhất trong quân đội Nga.

Tên lửa phòng không Nga làm đảo lộn thị trường vũ khí / Bán S-500, Nga đã có vũ khí mạnh hơn...

Vô hiệu hóa những chiếc xe tăng tối tân nhất

Tập đoàn vũ khí Kalashnikov Concern của Nga vừa trình làng tên lửa chống tăng mới có tên gọi Vihr-1 tại triển lãm bên lề Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2021 ở ngoại ô thủ đô Moscow vào cuối tháng 8/2021. Tên lửa này được chế tạo để vô hiệu hóa khả năng của tất cả các bộ giáp xe tăng mới nhất. Với lợi thế này, nó sẽ trở thành vũ khí hoàn hảo để bắn hạ những chiếc xe bọc thép hạng nặng trong bất cứ cuộc chiến tranh tương lai nào của thể kỷ 21.

Tên lửa chống tăng Vihr-1 của Nga tại triển lãm triển lãm bên lề Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2021. Ảnh: Russia Beyond the Headlines
Tên lửa chống tăng Vihr-1 của Nga tại triển lãm triển lãm bên lề Diễn đàn kỹ thuật-quân sự quốc tế Army 2021. Ảnh: Russia Beyond the Headlines

Vihr-1 là phiên bản hiện đại hóa của tên lửa chống tăng do Nga chế tạo trước đây. Các kỹ sư của của Kalashnikov chuyên về tên lửa dành cho trực thăng đã so sánh sức mạnh của Vihr-1 với tên lửa chống tăng dẫn đường có hệ thống điều khiển điện tử Ataka, đồng thời cho biết, loại đạn mới giúp Vihr-1 có tầm bắn xa và hỏa lực mạnh mẽ hơn so với các tên lửa sẵn có trên thị trường Nga.

Theo các nhà phát triển, Vihr-1 có tầm bắn 10km (gần gấp đôi so với tầm bắn của Ataka), có khả năng xuyên thủng giáp chủ động của rất nhiều loại xe tăng, chẳng hạn như xe tăng Abrams. Giải thích về sức mạnh của Vihr-1, nhà phân tích quân sự Alexey Ramm cho biết: “Sở dĩ tên lửa có thể thực hiện điều này là do nó được gắn hai đầu đạn. Tên lửa sẽ phát nổ hai lần. Đầu đạn đầu tiên phá hủy lớp giáp chủ động bên ngoài của xe tăng, còn đầu đạn thứ 2 phát nổ ngay sau đó, cách khoảng một phần nghìn giây và xuyên thủng lớp kim loại bên trong”.

Vihr-1 có thể xuyên thủng lớp giáp của xe tăng dày 150mm và do vậy đủ sức vô hiệu hóa những chiếc xe tăng tiên tiến nhất trên thị trường vũ khí. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường bằng lazer, có khả năng lẩn tránh hệ thống cảnh báo sớm của đối phương.

Khi cách mục tiêu khoảng 12km, người điều khiển sẽ bật chế độ quét địa hình. Sau khi mục tiêu xuất hiện trên màn hình, phi công điều khiển trực thăng bay về phía mục tiêu và kích hoạt hệ thống theo dõi tự động. Khi đến tầm bắn cho phép, tên lửa sẽ được phóng tự động về phía mục tiêu. Theo đánh giá, Vihr-1 bắn trúng mục tiêu với độ chính xác lên tới 80%.

Tên lửa sẽ được sử dụng như thế nào?

 

Vihr-1được chế tạo để sử dụng cho trực thăng chiến đấu và máy bay không người lái (UAV), nhưng vẫn chưa rõ đó là loại UAV nào vì nhà phát triển chưa công bố bất cứ chi tiết nào liên quan đến các cuộc thử nghiệm. Quân đội Nga đã thử nghiệm chúng trên trực thăng Ka-52 và thực hiện một số thay đổi cần thiết để sử dụng cho trực thăng chiến đấu Mi-28.

Ông Alexey Ramm nhận định: “Dù chưa thể xác định tên lửa này tốt hơn hay kém hơn các dòng tên lửa tương tự của nước ngoài, nhưng rõ ràng nó đã giúp cải thiện đáng kể tính năng của trực thăng chiến đấu của chúng tôi. Các tên lửa chống tăng trước đây của Nga không có hệ thống dẫn đường và có thể bắn trượt mục tiêu. Giờ đây “đội kỵ binh bay” của chúng tôi đã có phương tiện chính xác để loại bỏ các xe tăng chiến đấu của đối phương nhờ tên lửa giá rẻ”.

Ông Victor Murakhovsky, Tổng biên tập Tạp chí Arsenal of the Fatherland của Nga cho biết: “Theo quy luật, trong các lực lượng vũ trang tiên tiến nhất trên thế giới, cơ sở của việc phát triển các loại vũ hiện đại là tiếp nối nhưng thành tựu từ những năm 80 của thế kỷ trước. Kể từ khi ra đời đến nay, tên lửa đã liên tiếp được hiện đại hóa. Hiện giờ với việc sử dụng công thức nhiên liệu rắn mới, tầm bắn của tên lửa được nâng lên trong khi thiết kế tổng thể của nó được giữ nguyên. Hệ thống dẫn cũng được hiện đại hóa, tính cơ động và tính chính xác ngày càng gia tăng”.

Theo chuyên gia này, Mỹ cũng có loại tên lửa tương tự - Hellfire sử dụng cho trực thăng chiến đấu của Không quân Mỹ. Mỹ bắt đầu phát triển tên lửa chống tăng phóng từ trên không AGM-114 Hellfire từ những năm 1970 và đưa vào sử dụng vào những năm 1980. Ở thời điểm đó đây là tên lửa sử dụng trên trực thăng đầu tiên có hệ thống dẫn đường bằng laser. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 8km.

Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết, những tên lửa chống tăng phóng từ trên không là mối đe dọa chính với các phương tiện bọc thép vì chúng có khả năng tấn công đối phương một cách hiệu quả.

 

“Hellfire của Mỹ có một số đặc điểm chung với tên lửa của Nga, nhưng về tầm bắn và sức xuyên phá, Vihr-1chắc chắn sẽ vượt trội hơn so với đối thủ. Ngày nay, tên lửa chống tăng của Nga vẫn thuộc hàng tốt nhất trên thế giới”, chuyên gia này nói.

Với tên lửa mới nhất này, giờ đây máy bay trực thăng của Nga có thể bay lơ lửng trên không trung, núp chờ xe tăng của đối phương đi qua, bắn hạ chúng và sau đó bay đến nơi an toàn.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm