Suy dinh dưỡng gây thiệt hại lên tới 850 tỷ USD tại các nước đang phát triển
Armenia điều Su-30SM tới khu vực biên giới xung đột với Azerbaijan / Nhật Bản triển khai tên lửa đánh chặn đề phòng Nga
Những phát hiện trên được đưa ra trong một nghiên cứu do Chatham House và Vivid Economics thực hiện. Đây cũng là báo cáo đầu tiên phân tích tác động của tình trạng thiếu ăn và béo phì tới các nước thu nhập thấp và trung bình ở khu vực châu Á, châu Phi, Trung Mỹ và châu Âu.
Gần 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị còi cọc.
Theo báo cáo này, suy dinh dưỡng được định nghĩa là thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng, bao gồm các tình trạng từ còi cọc và thiếu máu cho tới thừa cân và béo phì. Cả hai tình trạng này đều khiến nhân viên tại các công ty có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe, từ đó khiến họ phải nghỉ phép vì ốm nhiều hơn. Ở các nước đang phát triển, nơi tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, các nhà nghiên cứu ước tính chi phí trực tiếp do năng suất lao động giảm sẽ gây thiệt hại khoảng 130 tỷ - 850 tỷ USD/năm, tương đương khoảng 0,4%-2,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của những nước này.
Chi phí trực tiếp mà các công ty phải gánh bao gồm năng suất lao động giảm do nhân sự có vấn đề sức khỏe và năng lực nhận thức và thể chất của người lao động bị hạn chế. Điều này cũng khiến các hộ gia đình chìm trong tình trạng đói nghèo, đồng nghĩa họ không đủ tiền để chi tiêu như những người tiêu dùng bình thường khác, vì thế gây khó khăn cho việc phát triển một lực lượng lao động khỏe mạnh.
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh ông Philip Alston, cựu đặc phái viên của Liên Hợp quốc về vấn đề nghèo đói cùng cực và nhân quyền, đã lên tiếng chỉ trích cộng đồng quốc tế đang lan truyền những thông tin sai lệch rằng tình trạng nghèo đói toàn cầu đang bị xóa bỏ trong khi thực tế tình trạng này đang gia tăng. Ông cảnh báo đại dịch COVID-19 sẽ đẩy hàng trăm triệu người rơi vào cảnh thất nghiệp và nghèo đói, đồng thời làm gia tăng số người có nguy cơ bị đói ăn cấp tính thêm hơn 250 triệu người.
Theo Báo cáo Dinh dưỡng toàn cầu 2020, cứ 9 người lại có 1 người trên thế giới bị thiếu ăn hoặc hoặc thiếu dinh dưỡng; trong khi cứ 3 người lại có 1 người bị thừa cân hoặc béo phì. Gần 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu bị còi cọc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo