Quốc tế

Tàu chiến ven bờ USS Savannah bội phần đáng sợ khi được tích hợp tên lửa SM-6

Tàu chiến ven bờ (LCS) USS Savannah của Hải quân Mỹ vừa thực hiện thành công vụ phóng tên lửa SM-6 thông qua Hệ thống phân phối tải trọng Mk 70 Mod 1.

Màn thể hiện kỹ năng chiến đấu đầy ‘ảo diệu’ của lực lượng đặc nhiệm người nhái Mỹ / Hệ thống phòng không S-400 trở thành vũ khí ngày càng đáng gờm hơn

Lockheed Martin - nhà sản xuất hệ thống phóng thẳng đứng dạng container lắp đặt trên sàn đáp trực thăng của tàu chiến ven bờ USS Savannah đã chứng minh tính linh hoạt của hệ thống này, vì nó có thể phóng cả tên lửa đa năng SM-66 và tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk.

Lockheed Martin - nhà sản xuất hệ thống phóng thẳng đứng dạng container lắp đặt trên sàn đáp trực thăng của tàu chiến ven bờ USS Savannah đã chứng minh tính linh hoạt của hệ thống này, vì nó có thể phóng cả tên lửa đa năng SM-66 và tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk.

Hệ thống phóng Mk 70 ban đầu được nhìn thấy trên boong tàu LCS lớp Independence khi nó triển khai ở San Diego vào tháng trước, ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà phân tích.

Cuộc tập trận bắn đạn thật được Hải quân Mỹ thực hiện mới đây ở Thái Bình Dương nêu bật việc bắn thành công tên lửa SM-6 vào mục tiêu xác định trước bằng hệ thống phóng dạng container.

Lực lượng mặt nước thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ nhấn mạnh tính linh hoạt và sức mạnh lớn của các tàu chiến ven biển khi được tích hợp vũ khí mới trong tuyên bố của họ.

 

Việc tích hợp thành công hệ thống vũ khí dạng container để tấn công vật thể trên mặt nước, cho thấy việc phân tích cũng như tích hợp các hệ thống vũ khí như vậy vào tàu chiến ven bờ là hướng đi đầy hứa hẹn.

Như tờ USNI News đã tiết lộ trước đó, sáng kiến của Hải quân Mỹ, được gọi là Typhoon bao gồm tích hợp bệ phóng Mk 70 cho những tàu chiến ven bờ để nâng cao khả năng tấn công của chúng.

Sự đổi mới độc đáo này là một phần trong cụm vũ khí chính xác đang được phát triển của Quân đội Mỹ, tầm bắn của tên lửa sẽ trải dài từ vài trăm km đến con số đáng kinh ngạc là hàng nghìn dặm.

 

Nhấn mạnh vào tính cấp thiết của việc nâng cấp hệ thống phóng Mk 41 hiện có, hệ thống phóng thẳng đứng Mk 70 sẽ mang lại tính linh hoạt cao hơn, dễ triển khai ngay cả trên những chiến hạm nhỏ.

Lockheed Martin - tập đoàn khổng lồ trong ngành hàng không vũ trụ và quốc phòng, đã chuyển giao 4 phiên bản nguyên mẫu của bệ phóng Mk 70 cho Quân đội Mỹ vào tháng 12/2022 để đánh giá ban đầu.

Mk 70 có thể triển khai 4 ô phóng Mk 41 đặt trong một container dài 12 mét, lần đầu tiên được giới thiệu trước công chúng vào tháng 9/2021, hiện tại công việc đang diễn ra thuận lợi và chương trình sắp về tới đích.

 

Đối với loại đạn vừa đề cập, Hải quân Mỹ hiện đang sản xuất Tên lửa chủ động đa năng tầm xa tiêu chuẩn RIM-174 (ERAM), còn được gọi là Tên lửa tiêu chuẩn 6 (SM-6).

Tên lửa này được thiết kế với mục đích tác chiến phòng không tầm xa (ER-AAW). Khả năng của nó bao gồm vô hiệu hóa máy bay, trực thăng, UAV, tên lửa hành trình chống hạm bay sát biển. Hơn nữa, nó còn có chức năng phòng thủ tên lửa đạn đạo giai đoạn cuối.

Ngoài những chức năng này, SM-6 còn có thể đóng vai trò của tên lửa chống hạm tốc độ cao. Loại đạn trên sử dụng khung tên lửa SM-2ER Block IV (RIM-156A) thế hệ trước, nhưng mang đầu dò radar chủ động của AIM-120C AMRAAM, thay cho loại bán chủ động đời cũ.

 

Sự cải tiến này nâng cao hiệu quả của tên lửa SM-6 trong việc chống lại các mục tiêu có độ linh hoạt cao và những đối tượng nằm ngoài tầm phủ sóng hiệu quả của radar điều khiển hỏa lực trên tàu phóng.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm