Quốc tế

Phương Tây lo ngại viễn cảnh căn cứ hải quân Nga xuất hiện tại Libya

Căn cứ hải quân Nga nếu xuất hiện tại Libya sẽ đủ khả năng khống chế lối ra vào biển Địa Trung Hải, viễn cảnh này khiến phương Tây rất lo ngại.

Máy bay tầm cao M-55 Geofizika bí ẩn của Nga tái xuất sau thời gian dài vắng bóng / Đức chuẩn bị sản xuất hàng loạt tên lửa chống tăng Enforcer 'độc nhất vô nhị'

Có khả năng một căn cứ hải quân Nga sẽ xuất hiện tại Libya trong thời gian tới và điều này khiến giới chức quân sự phương Tây cảm thấy đặc biệt lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Moskva ở châu Phi, nhất là trong lĩnh vực quân sự.

Có khả năng một căn cứ hải quân Nga sẽ xuất hiện tại Libya trong thời gian tới và điều này khiến giới chức quân sự phương Tây cảm thấy đặc biệt lo lắng về ảnh hưởng ngày càng tăng của Moskva ở châu Phi, nhất là trong lĩnh vực quân sự.

Hãng tin Bloomberg của Mỹ nhận xét, "Hợp tác quân sự giữa Nga và Libya đang khiến phương Tây đặc biệt lo lắng", các nhà phân tích đưa ra ý kiến trên và bình luận chi tiết về những gì đang xảy ra.

Tờ Bloomberg nhắc lại Nga và chính quyền phía Đông Libya có ý định ký kết một thỏa thuận quốc phòng. Thực tế trên là bởi đất nước Bắc Phi này hiện đã bị chia cắt thành hai nửa và không có một chính phủ thống nhất.

Phần phía Tây của đất nước là Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) - một đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện tại, một thỏa thuận ngừng bắn mong manh trong cuộc nội chiến kéo dài đã 3 năm đang được thực hiện.

 

Trong khi đó, phần phía Đông nằm dưới sự kiểm soát của Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Tổng tư lệnh LNA - Nguyên soái Khalifa Haftar, 79 tuổi mới đây đã thực hiện chuyến thăm Moskva theo lời mời từ Bộ Quốc phòng Nga.

Kết quả chuyến thăm có thể dẫn đến việc Moskva thành lập một căn cứ hải quân trên bờ biển Libya, từ đó thiết lập chỗ đứng vững chắc gần Nam Âu và đặt ra thách thức mới cho Mỹ cũng như các đồng minh trong khối quân sự NATO.

"Việc Nga mở rộng ảnh hưởng tại Libya thông qua việc hợp tác với Nguyên soái Haftar và lực lượng LNA đặt ra thách thức lớn đối với Mỹ và các đồng minh châu Âu".

 

"Phương Tây vốn đã mâu thuẫn với Điện Kremlin về cuộc xung đột Ukraine và vai trò tiềm tàng của nước này trong cuộc khủng hoảng Trung Đông rộng lớn hơn, bắt nguồn từ cuộc chiến giữa Israel và Hamas", ấn phẩm Bloomberg nhấn mạnh.

Theo cựu đặc phái viên chính quyền Mỹ tại Libya - ông Jonathan Winer, mối đe dọa này được chính quyền Washington xem xét rất nghiêm túc: "Đẩy Nga ra xa Địa Trung Hải luôn là mục tiêu chiến lược quan trọng".

Ông Winer nói thêm, Nhà Trắng hiểu rằng triển vọng tạo ra một căn cứ đồn trú cho tàu hải quân Nga tại một trong những cảng ở miền Đông Libya là viễn cảnh xa vời, bởi vì cơ sở hạ tầng tại đây cần được hiện đại hóa rất nhiều.

 

Chính quyền LNA hiện không có đủ nguồn lực, trong khi đó Nga cũng đang phải dồn quá nhiều tiềm lực vào cuộc chiến Ukraine, họ không còn đủ nguồn lực đưa hải quân đóng căn cứ ở xa như trước kia.

"Tuy vậy các quan chức Washington luôn cảnh giác trong mọi trường hợp để tránh tình trạng bị động, họ sẽ theo dõi chặt chẽ các diễn biến, bởi vì không muốn xảy ra thêm một vấn đề khu vực nào nữa", tờ Bloomberg tổng hợp.

Vấn đề nữa cần nhắc lại, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, tàu hải quân Liên Xô có thể tự do ra vào bất kỳ cảng nào ở Libya. Nhiều cố vấn và chuyên gia quân sự đã được Moskva gửi đến Libya từ năm 1970 đến năm 1991, tạo tiền đề cho mối quan hệ lâu đời giữa đôi bên.

 

Trong cuộc nội chiến tại Libya, lực lượng Wagner của Nga cũng chiến đấu trong đội hình LNA, tất cả những điều này cho thấy hai bên vẫn còn duy trì quan hệ ở mức rất sâu sắc.

- Video: UAV Orbiter 2 - “Mắt thần” của lực lượng pháo binh. Nguồn: QĐND.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm