Quốc tế

Thổ không cần F-35 khi cùng Nga phát triển máy bay mới

Theo RIA, Nga sẵn sàng cùng đối tác Thổ Nhĩ Kỳ phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 để bù đắp vào chỗ trống do F-35 để lại.

Vũ khí Nga mở rộng thị trường mặc Mỹ trừng phạt / Zumwalt được tăng sức mạnh bằng vũ khí siêu thanh?

Thông tấn Nga dẫn lời người đứng đầu cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Nga, ông Dmitry Shugayev cho biết: "Nga nhiều lần bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc phát triển máy bay thế hệ thứ 5, tuy nhiên dự án này hiện vẫn đang ở trong giai đoạn đàm phán".

Ông Shugayev cho biết thêm rằng, sở hữu năng lực độc đáo trong lĩnh vực phát triển và sản xuất các tổ hợp hàng không và hệ thống phụ trợ, Nga có thể xem xét khả năng hiệp lực với các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ trong việc chế tạo máy bay chiến đấu mới.

Tho khong can F-35 khi cung Nga phat trien may bay moi
Tiêm kích tàng hình Checkmate và Su-57.

Hiện tại, các Tập đoàn Nga đang thúc đẩy dự án chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 hai động cơ Su-57 và đang được đưa vào trang bị của quân đội Nga. Phòng thiết kế Sukhoi còn phát triển dự án về máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ thế hệ thứ năm là Checkmate Su-75.

Cùng với đó, Tập đoàn MiG cũng đang bắt tay vào phát triển loại máy bay thế hệ 5 hai động cơ của riêng mình là MiG-49, dựa trên nền tảng công nghệ của tiêm kích dự án MiG 1.44 và 1 loại máy bay hạng nhẹ 1 động cơ có thể mang định danh MiG-94.

Những tiền đề công nghệ cao trong chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 và nền tảng các động cơ dùng cho chúng mà các tập đoàn Nga đang sở hữu có thể là vật chứng cho sự thành công của chương trình chế tạo tiêm kích tàng hình Thổ Nhĩ Kỳ.

Được biết, những chiến đấu cơ F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ (TuAF) sẽ bị loại biên dần trong 10 đến 15 năm nữa, trong khi nước này cũng đã bị Mỹ loại khỏi chương trình máy bay F-35.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 14/12/2020, Mỹ thông báo rằng họ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA) vì đã mua hệ thống S-400 của Nga.

 

Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ cấm tất cả các giấy phép và ủy quyền xuất khẩu cho cơ quan mua sắm quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ (SSB) và Mỹ sẽ không tiếp tục nâng cấp cho phi đội F-16 hiện có của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến không quân nước này có thể suy yếu nhanh chóng trontg thời gian 5-10 năm nữa.

Chính vì vậy, TuAF đang nỗ lực đẩy nhanh chương trình phát triển tiêm kích tàng hình trong nước. Thế nhưng, chương trình thiết kế, phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu bản địa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ đang lâm vào bế tắc trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, lại không có động cơ đáng tin cậy để cung cấp lực đẩy cho máy bay.

Như vậy, có thể phải mất hàng thập kỷ nữa các phi công Thổ Nhĩ Kỳ mới có cơ hội thực sự lái chiếc máy bay chiến đấu tàng hình mà các kỹ sư của họ trước đây đã hy vọng sẽ thành công vào năm 2023.

Chính vì vậy, ngay khi nhận được tín hiệu tích cực từ phía Nga, ông Ismail Demir, người đứng đầu cơ quan công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố rằng, Ankara sẵn sàng hợp tác với các quốc gia thân thiện trong việc việc phát triển mẫu máy bay tàng hình.

Khi nhận được sự giúp đỡ của các tập đoàn Nga trong bối cảnh hiện nay có lẽ sẽ là cứu cánh duy nhất giúp Ankara sở hữu một máy bay chiến đấu tàng hình. Đến khi đó, việc Mỹ có chuyển giao F-35 cho Thổ hay không không còn là vấn đề quan trọng với TuAF.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm