Tìm kiếm: Bao-Tiêu
Nghề xây nhà yến khởi nguồn từ khi người ta biết rằng có thể làm nhà cho loài chim yến hoang dã vào ở để thu lợi từ tổ ấm của chúng. Vì sở thích thuần phục loại chim trời tiền tỷ này và cũng vì có nguồn thu nhập khá nên ai ở Bình Phước đã “bén duyên” với việc xây nhà yến thì không dứt ra được.
Nhờ áp dụng mô hình nuôi thỏ New Zealand theo phương pháp và kỹ thuật hoàn toàn mới, anh Đỗ Quốc Bình ở Tổ dân phố 2 Tân Sơn, Phường Lương Sơn, TP Sông Công, Thái Nguyên mỗi năm mang về thu nhập cho gia đình gần 200 triệu đồng.
Hiện hộ anh Thường, xã xã Đắk Búk, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đang có 1.600 cây mắc ca trồng xen canh với hồ tiêu, đinh lăng và đang bước vào thời kỳ thu bói. Vụ mùa năm 2018, gia đình anh Thường sau khi phơi khô đã thu về được 3 tấn hạt mắc ca.
Vùng núi huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiều cây dược liệu quý hiếm, trong đó có cây ba kích. Người dân xã Đạo Trù (Tam Đảo) đã mở rộng diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và nhân giống cây ba kích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thử nghiệm nuôi mực trong ống nhựa thả ở lồng bè và đã thành công. Đây thực sự là nghề lạ mà hay. Mực nuôi trong ống nhựa bán với giá 300-350.000 đồng/ký. Cha con ông Trợ còn đang thử nghiệm tour du lịch cho khách câu mực giải trí.
Bà Ừng Thị Ngọc, chủ vườn ổi Ngọc với 1,5ha có 700 cây ổi Trân Châu Đài Loan ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Hiện, bình quân mỗi ngày bà Ngọc hái từ 1-2 tạ ổi, bán với giá 15.000-20.000 đồng/kg và luôn trong tình trạng lái khuân sạch, "cháy hàng".
Ông Nguyễn Trọng Trinh, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) từ Tết Nguyên đán đến nay sống khỏe nhờ vườn đu đủ. Vườn đu đủ của ông Trinh ai đi qua cũng phải đứng lại ngắm nhìn bởi những cây đu đủ "mang nặng đẻ đau", ra chi chít trái và có những trái được người dân khen là "khổng lồ".
Đã gần 2 năm trôi qua, nhưng 33 hộ dân chịu thiệt hại trong vụ trồng chanh dây không ra quả ở xã Ia Blứ ( Chư Pưh, Gia Lai), vẫn chưa nhận được tiền đền bù nào từ phía công ty “hứa” bao tiêu sản phẩm.
Chiều 29/3, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (CVĐ) TP Hồ Chí Minh do đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh làm Trưởng ban đã có buổi làm việc tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) nhằm chuẩn bị cho việc tổng kết 10 năm thực hiện CVĐ.
Với nhiệt huyết và khát vọng làm giàu của tuổi trẻ, một nhóm thanh niên ở huyện Đông Hòa (tỉnh Phú Yên) cùng nhau khởi nghiệp bằng mô hình tổ hợp tác (THT) nuôi cá chình, phát triển kinh tế ở chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Sau quá trình lăn lộn từ nam chí bắc với nhiều công việc khác nhau, anh Nguyễn Văn Chính ở xã Định Liên, huyện Yên Định quay về quê hương Thanh Hoá để đầu tư nuôi ốc nhồi. Mô hình nuôi ốc của chàng thanh niên 9X đã mang lại nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Sau thoả thuận hợp tác chiến lược trị giá “tỷ đô” hồi tháng 8 năm ngoái, THACO và công ty nông nghiệp của bầu Đức tiếp tục ký hợp đồng về phân phối, bao tiêu trái cây… Mối duyên này tiếp tục khiến cổ phiếu HAG và HNG “gây sốt” đối với giới đầu tư trên thị trường chứng khoán trong sáng đầu tuần.
Chán với việc trồng rau nhiều khi bán đổ bán tháo, ế xứng ế xỉa, ông Nguyễn Văn Thực, xóm 8, xã Nga An, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) bèn tìm tòi, hỏi hỏi và trồng măng tây-loại rau được mệnh danh là rau Hoàng Đế. Nhờ chuyển sang trồng măng tây mà ông Nguyễn Văn Thực có nguồn nhu nhập hàng chục triệu đồng/tháng.
Với mức tăng 8,36%, giá điện dự kiến tăng từ 1.720 đồng lên khoảng 1.850 đồng một kWh (chưa gồm thuế VAT).
Vườn cà chua trong nhà màng của anh Phạm Phú Cường nằm ở xã vùng sâu Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nhưng vẫn thu hút được nhiều khách ghé thăm, chọn mua rau sạch. Hiện anh Cường đang tiếp tục mở rộng diện tích nhà màng trồng rau sạch vì có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo