Tìm kiếm: Bao-tiêu-sản-phẩm
Tự nhận mình có duyên với nghề nông, sau nhiều thử nghiệm, Trần Văn Chung (sinh năm 1979) ở thôn Phúc Trung, xã Phúc Thành, huyện Vũ Thư, Thái Bình “liều mình” đầu tư trồng loại cây quý tộc – măng tây xanh.
Gần đây, cây dừa xiêm ở huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) ngày càng phát triển do nhu cầu lấy nước giải khát, nhiều nông dân nhờ trồng dừa xiêm đã có nguồn thu nhập khá cao, không ít hộ nhờ cây dừa xiêm mà làm giàu ở nông thôn.
Chỉ với 8 sào (8.000m2) nha đam, đợt thu hoạch vừa rồi ông Dũng lời đến 80 triệu đồng sau khi trừ hết chi phí. Với giống nha đam, 1 năm ông Dũng có thể thu hoạch 10 - 11 đợt như vậy.
Với mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HTX Nông nghiệp Thạnh Phước ở huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) đã có thị trường tiêu thụ ổn định, sản phẩm xuất khẩu đi nhiều nước và bán được giá cao.
Liên kết chuỗi đang là một trong các giải pháp giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác cũng như tư duy để sản xuất ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong chuyến khảo sát vùng duyên hải ngập mặn ven biển Tây cùng đoàn Đại học An Giang và các chuyên gia nông nghiệp Úc, chúng tôi tìm đến vườn dừa dứa Tám Phong (Sóc Trăng) trong ngày mưa nặng hạt giữa tháng 8 âm lịch.
Xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang xây dựng thực hiện Dự án liên kết trồng cây Khôi nhung dưới tán rừng sản xuất với diện tích 2ha tại ba hộ thôn Thắm. Loại cây thuốc quý này chủ yếu mọc tự nhiên, có thể chiết suất làm dược liệu cho ngành Đông y; giá lá khô cây Khôi nhung từ 250.000 - 350.000đ/kg.
Đó là ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị Tổng kết 10 năm “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM.
Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp, nông dân huyện Tam Nông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất sản xuất lúa sang trồng các loại hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tiết kiệm nước tưới, cho lợi nhuận cao... Nổi bật là mô hình trồng đậu nành rau và thanh long ruột đỏ.
Nghề xây nhà yến khởi nguồn từ khi người ta biết rằng có thể làm nhà cho loài chim yến hoang dã vào ở để thu lợi từ tổ ấm của chúng. Vì sở thích thuần phục loại chim trời tiền tỷ này và cũng vì có nguồn thu nhập khá nên ai ở Bình Phước đã “bén duyên” với việc xây nhà yến thì không dứt ra được.
Vùng núi huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) có nhiều cây dược liệu quý hiếm, trong đó có cây ba kích. Người dân xã Đạo Trù (Tam Đảo) đã mở rộng diện tích, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và nhân giống cây ba kích, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Bà Ừng Thị Ngọc, chủ vườn ổi Ngọc với 1,5ha có 700 cây ổi Trân Châu Đài Loan ở xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông. Hiện, bình quân mỗi ngày bà Ngọc hái từ 1-2 tạ ổi, bán với giá 15.000-20.000 đồng/kg và luôn trong tình trạng lái khuân sạch, "cháy hàng".
Đã gần 2 năm trôi qua, nhưng 33 hộ dân chịu thiệt hại trong vụ trồng chanh dây không ra quả ở xã Ia Blứ ( Chư Pưh, Gia Lai), vẫn chưa nhận được tiền đền bù nào từ phía công ty “hứa” bao tiêu sản phẩm.
Vườn cà chua trong nhà màng của anh Phạm Phú Cường nằm ở xã vùng sâu Sông Ray (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) nhưng vẫn thu hút được nhiều khách ghé thăm, chọn mua rau sạch. Hiện anh Cường đang tiếp tục mở rộng diện tích nhà màng trồng rau sạch vì có doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu xuất khẩu.
Lão nông Lò Văn Dủng (sinh 1960), dân tộc Thái ở bản Nà Vai (xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) – người tiên phong trồng thành công cây chè lai trên đất Mường É. Từ trồng cây bẻ cành, bán lá này mà mỗi năm ông Dủng thu hơn 100 triệu đồng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo