Tìm kiếm: Cửa-khẩu-Tân-Thanh
DNVN - Bộ Công Thương cho biết, trong ngày 23/02/2020 vẫn còn tồn hàng trăm xe nông sản trên một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, trong đó cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tồn hơn 360 xe, cửa khẩu Tân Thanh: hơn 110 xe...
DNVN - Theo báo cáo nhanh của Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tình hình thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh trong ngày 21/02/2020 vẫn chưa cải thiện được nhiều, cụ thể lượng hàng xuất khẩu được 26 xe (chủ yếu là thanh long, dưa hấu), hiện vẫn đang tồn trên 30 xe trái cây (thanh long, dưa hấu).
DNVN - Tính đến chiều ngày 20/02, tiến độ xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh còn khá chậm. Trước tình hình này, Bộ Công Thương đã đưa ra một số khuyến nghị dành cho doanh nghiệp (DN) Việt Nam, trong đó yêu cầu DN tiếp tục liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch...
Tại Cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang đã được thông quan. Trong hai ngày 18 và 19/2 đã có 21 xe container hàng nông sản được xuất khẩu.
DNVN - Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương dẫn báo cáo về tình hình giao nhận hàng hóa tại một số cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ngày 16/02/2020 cho thấy, số lượng xe chờ làm thủ tục xuất khẩu tại các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh còn rất lớn.
DNVN - Bộ Công Thương đã tổng hợp tình hình thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc từ ngày 15/02 đến 16/02/2020. Trong đó, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đang tồn hơn 370 xe nông sản.
Phía Trung Quốc đã đồng ý khôi phục lại từng phần hoạt động thương mại hàng hóa tại biên giới, trên cơ sở áp dụng các biện pháp phòng, chống Covid-19.
Trung Quốc lùi thời gian trao đổi hàng hóa cư dân biên giới: Những kiến nghị với nông dân và DN Việt
DNVN - Trong bối cảnh Trung Quốc lùi thời gian khôi phục hoạt động trao đổi hàng hóa cư dân biên giới trước những diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, Bộ Công Thương đã đưa ra một loạt kiến nghị đối với nông dân và doanh nghiệp Việt Nam.
DNVN - Bộ Công Thương đề nghị Bộ Y tế xây dựng một Quy trình kiểm soát, phòng chống dịch bệnh đối với người và phương tiện vận tải tại biên giới phía Bắc theo hướng giảm thiểu tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua biên giới.
Đang thời điểm nông dân thu hoạch rộ dưa hấu thì cửa khẩu các tỉnh biên giới đều đóng, do Trung Quốc tạm dừng toàn bộ hoạt động giao thương để tập trung xử lý bệnh dịch do virus Corona mới gây ra.
Xu hướng các thị trường nhập khẩu nông sản lớn như Trung Quốc, Australia... đều tăng cường bảo hộ khiến không ít lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam gặp khó.
Từ chỗ xuất khẩu (XK) chưa đáng kể, đến nay, hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở 200 thị trường với mức kim ngạch tăng trưởng cao sau từng năm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cơ cấu XK hiện nay vẫn đang tập trung quá lớn vào một số một số thị trường hoặc một số mặt hàng (?!).
Việc Trung Quốc siết chặt hàng nhập khẩu tác động đến Việt Nam dễ gây ra tâm lý dễ thì làm, khó thì bỏ, chủ động đứng bên ngoài sự phát triển của chuỗi giá trị. Do đó, cần thay đổi tư duy, bỏ thói quen xuất khẩu tiểu ngạch bởi chính sách kiểm soát nhập khẩu của Trung Quốc là nhất thể hóa theo chính ngạch.
Trái thanh long của Long An hay chanh không hạt Hậu Giang ngày càng có tiếng vang trong và ngoài nước gắn liền vai trò quan trọng của HTX ở địa phương trong việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc vẫn đang là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, nhưng không còn dễ tính bởi các qui định về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, bao gói… Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao nhận thức về vấn đề này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo